VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH – “CON RỒNG” KHỔNG LỒ CỦA TRUNG QUỐC

Kỳ quan thế giới - Vạn Lý Trường Thành

Nhắc tới Trung Quốc là nhắc tới những công trình hoành tráng và đồ sộ, như: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Cố Cung – Tử Cấm Thành,… và chắc chắn không thể thiếu Vạn Lý Trường Thành – một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Hôm nay các bạn hãy cùng với ChineseHSK tìm hiểu về “thành lũy” này nhé!

Sơ lược về Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành 万里长城 (wànlǐ chángchéng) hay 长城 (chángchéng) là một tổ hợp các bức tường dài bằng đất, đá được xây dựng từ thế kỷ V TCN tới thế kỷ XVI. Theo một nghiên cứu sơ bộ công bố vào năm 2009, độ dài của Trường Thành vào khoảng 8.850km. Tuy nhiên khác với suy nghĩ lâu nay, Vạn Lý Trường Thành không phải là một bức tường kéo dài liên tục mà là một tập hợp của những bức tường khác: những bức tường bên sườn, những bức tường vòng tròn, những bức tường song song, v.v… Cũng có phần không có tường thành mà được thay thế bởi các thành lũy tự nhiên như núi cao, sông sâu. Đến năm 2012, số liệu mới cho thấy Vạn Lý Trường Thành dài hơn nhiều so với con số công bố trước đó, chiều dài thực sự của nó rơi vào khoảng 21.916km, chiều cao trung bình là 7m, nơi cao nhất là 14 m, chiều rộng trung bình 5 – 6m.

Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ biển Bột Hải tỉnh Liêu Ninh kéo dài đến Lop Nur thuộc khu tự trị Tân Cương, đi qua 15 tỉnh, thành phố và khu tự trị gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương.

Quá trình hình thành Trường Thành Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng qua nhiều triều đại lịch sử của Trung Quốc, được chia thành 5 khoảng thời gian chính. Đầu tiên là thời Xuân Thu – Chiến Quốc, các nước nhỏ đã xây dựng các bức tường nhỏ, riêng rẽ ở phương Bắc nhằm bảo vệ lãnh thổ khỏi sự xâm lược khỏi giặc Hung Nô. Đoạn Trường Thành cổ nhất dài 620 km, chạy từ thành phố Tế Nam tới thành phố Thanh Đảo tỉnh Sơn Đông. Các nhà khảo cổ cho rằng đoạn thành này được xây trong triều đại nhà Tề.

Tới năm 208 TCN, sau khi thống nhất toàn Trung Hoa và lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng đã liên kết các bức tường phòng thủ rời rạc của các nước thành Vạn Lý Trường Thành. Hiện tại chỉ còn 1 đoạn tường từ thời này còn tồn tại,

Các giai đoạn tiếp theo là dưới thời nhà Hán (thế kỷ I TCN), nhà Tùy (thế kỷ VII) và giai đoạn Thập Quốc (thế kỷ XII), vẫn cùng cách thiết kế và xây dựng như thời nhà Tần. Tường vẫn xây dựng chủ yếu bằng đất nện và các tháp canh các nhau vài dặm. Các đoạn tường được xây dựng trong giai đoạn này cũng đã bị hư hại nhiều do tác động của thời gian cũng như tác động của thiên nhiên.

Phần Trường Thành mà chúng ta được thấy nhiều hiện nay là công trình được xây dựng dưới thời nhà Minh (từ khoảng giữa năm 1368 – năm 1640) có chiều dài khoảng 8.851km, có 25.000 tháp canh. Vạn Lý Trường Thành dưới thời nhà Minh được tính bắt đầu từ Sơn Hải Quan và kết thúc tại tỉnh Cam Túc, giáp biên giới sa mạc Gobi.

Quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào

Xây dựng bức tường thành này là một thử thách rất lớn vào thời điểm đó, người ta đưa loại đất mịn đến nơi xây dựng trộn với vữa đặc biệt được làm từ gạo nếp rồi đổ thành từng đống nơi bức tường sẽ hình thành. Sau đó, các khối đất này sẽ được nện cho tới khi chúng tạo thành các bức tường vững chãi mà bạn thấy ngày nay. Việc xây dựng cần rất nhiều tấn đất mịn, tất cả đều được vận chuyển lên núi bằng sức người và sức ngựa.

Đến thời nhà Minh thì vật liệu chính để xây dựng đã được thay thế bằng đá cứng. Nhờ đó mà Trường Thành trở nên vững chắc hơn rất nhiều.

Tại sao lại xây dựng Vạn Lý Trường Thành

Bởi mối đe dọa chính đến từ các nước láng giềng phương Bắc, người Hung Nô, người Mông Cổ, người Turk và những bộ tộc du mục đã có truyền thống sinh sống trên các vùng thảo nguyên giáp với biên giới Trung Quốc. Những mối đe dọa này đến từ những thế kỷ TCN. Tuy môi trường sống, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của thảo nguyên không quật ngã được những người dân du mục, nhưng cuộc sống mới chỉ dừng ở mức cơ bản, họ vẫn mong mỏi nhu cầu ấm no. Tất nhiên điều này dẫn đến việc họ phải từ bỏ những chỗ khó khăn và tìm đến nơi sung túc hơn.

Và nơi sung túc đó không đâu khác chính là Trung Hoa. Vó ngựa khỏe khoắn, phi nước đại của những người du mục phương Bắc với sự quật cường, bản lĩnh đã ăn sâu vào máu là nỗi sợ, ám ảnh của người Trung Quốc ở phương Nam. Vì thế nên các bức tường thành được ra đời.

Một số cửa quan Trường Thành nổi tiếng

Điểm nhấn của Trường Thành là các cửa quan – cửa ải nơi tập trung quân canh gác vì là cửa ngõ ra vào vùng đất được bảo vệ. Trong hàng ngàn năm tồn tại của bức tường, có khá nhiều các cửa quan nổi tiếng.

Đầu tiên là Sơn Hải quan hay còn gọi là Du quan, một trong các cửa ải chính. Di tích này nay thuộc quận Sơn Hải Quan, Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Năm 1961, Sơn Hải quan được Quốc vụ viện phê chuẩn là một đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm toàn quốc hạng nhất. Trong lịch sử Trung Quốc, Sơn Hải quan là một cửa ải mà Trung Quốc dùng để phòng thủ trước các dân tộc du mục tại Đông Bắc như Khiết Đan, Nữ Chân và Mãn Châu. Cũng tại đây là nơi người Mãn Châu tiến vào Trung Quốc, đánh dấu sự mở đầu của triều Thanh và sự kết thúc của nhà Minh.

Thứ 2 là Gia Dục quan, cửa ải ở phía Tây Vạn Lý Trường Thành, gần trung tâm đô thị của thành phố Gia Dục Quan tại tỉnh Cam Túc. Đây cũng là công trình quân sự cổ đại còn nguyên vẹn nhất do được nhà Minh củng cố rất nhiều vì lo sợ các cuộc tấn công của Thiết Mộc Nhi. Cửa ải là vị trí quan trọng trên con đường tơ lụa nổi tiếng.

Thứ 3 là Nương Tử quan thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Vì có địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên còn được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Tên ban đầu của Nương Tử Quan là “Vi Trạch Quan”. Sau do Đường Bình Dương công chúa từng chỉ đạo binh sĩ đóng quân ở đây và đội quân của bà có danh xưng là “Nương Tử Quân” nên quan ải này sau được gọi là “Nương Tử Quan”.

Thứ 4 là Nhạn Môn quan thuộc huyện Đại, tỉnh Sơn Tây. Sở dĩ cửa ải mang tên này vì nơi đó có rất nhiều chim nhạn. Nhạn Môn quan được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho xây dựng nhưng chỉ được chính thức xây dựng dưới thời nhà Đường. Đây còn là cứ điểm quân sự quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh lớn nhỏ trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Ngoài ra còn các của ải khác như: Hoàng Nhai quan, Cư Dung quan, Tử Kinh quan, Đảo Mã quan, Bình Hình quan, Biển Đầu quan, Sát Hổ Khẩu quan, Dương quan, Ngọc Môn quan.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
  1. Tương truyền, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng gấp rút cho xây dựng Trường Thành ngay sau khi lên ngôi là vì 1 lời sấm về tương lai nhà Tần – “Vong Tần giả Hồ dã” (Tần mất là do Hồ). Tần Thủy Hoàng tưởng rằng chữ “Hồ” ở đây là chỉ người Hung Nô ở phương Bắc nên đã ra lệnh xây dựng tường thành. Mặc dù vậy nhưng nhà Tần vẫn diệt vong và người gây ra điều đó lại chính là con trai Hồ Hợi của Tần Thủy Hoàng.
  2. Tổng chiều dài của Trường Thành tương đương với ½ chu vi của Trái Đất.
  3. Việc xây dựng Trường Thành chính thức kết thúc vào năm 1644 khi vị vua cuối cùng của triều Minh bị phế truất. Từ đó về sau Trường Thành không được xây thêm mà chỉ có các hoạt động sửa chữa, trùng tu.
  4. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân. Những tù nhân phạm tội giết người, quan lại trốn thuế, nho sĩ không chịu tuân lệnh đốt sách đã phải lao động khổ sai. Theo ước tính có khoảng 400.000 người chết trong quá trình xây dựng.
  5. Hiện khoảng 30% tường thành đã biến mất không dấu tích do thiên nhiên và cũng do tác động của các hoạt động du lịch của con người. Đặc biệt tại huyện Lulong, tỉnh Hà Bắc, người dân vô tư lấy gạch từ tường thành để xây nhà, riêng những viên gạch có khắc Hán tự thì họ đem bán với giá 30 nhân dân tệ (khoảng 105.000 VND).

Trung Quốc rộng lớn còn rất nhiều nơi thú vị chờ bạn khám phá. Hãy để ChineseHSK cùng đồng hành với bạn trên chặng đường đó nhé!

Xem thêm chuyên mục Khám phá Trung Hoa:

  • Đôn Hoàng – “Viên ngọc quý” trên con đường tơ lụa tại đây
0/5 (0 Reviews)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *