Nếu như bạn là một người thường xuyên đi chợ, một người ăn chay hay đơn giản chỉ là một người thích ăn rau củ nhưng lại không biết gọi tên các loại rau củ trong tiếng trung như thế nào thì nhất định phải theo dõi bài viết này của ChineseHSK nha. Dưới đây, ChineseHSK sẽ giới thiệu, liệt kê cho bạn “Từ vựng về các loại rau củ trong tiếng Trung” thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Hãy đón đọc nhé!
Từ vựng về các loại rau củ trong tiếng Trung
Đầu tiên, ChineseHSK sẽ giới thiệu đến cho các bạn những loại rau củ phổ biến trong tiếng trung, hãy tham khảo nhé!
Từ vựng về các loại rau trong tiếng Trung
STT | Tiếng trung | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|---|
1 | 卷心菜/ 圆白菜/ 包菜 | juǎnxīncài/ yuánbáicài/ bāo cài | Bắp cải |
2 | 西兰花 | xīlánhuā | Bông cải xanh |
3 | 花椰菜 | huāyēcài | Bông cải trắng |
4 | 留兰香 | liúlánxiāng | Bạc hà (1 loại rau thơm) |
5 | 菠菜 | bōcài | Cải bó xôi (rau chân vịt) |
6 | 小白菜 | xiǎo báicài | Cải thìa |
7 | 茼蒿 | tónghāo | Cải cúc (tần ô) |
8 | 芥菜 | jiècài | Cải bẹ xanh (cải xanh) |
9 | 羽衣甘蓝 | yǔyī gānlán | Cải xoăn |
10 | 娃娃菜 | wáwa cài | Cải thảo |
11 | 洋芹 | yáng qín | Cần tây |
12 | 甘草 | gāncǎo | Cam thảo |
13 | 黄瓜 | huángguā | Dưa leo (dưa chuột) |
14 | 野芋 | yě yù | Dọc mùng (bạc hà) |
15 | 秋葵 | qiū kuí | Đậu bắp |
16 | 四季豆 | sìjì dòu | Đậu cô-ve |
17 | 豇豆 | jiāngdòu | Đậu đũa |
18 | 芽菜 | yá cài | Giá đỗ |
19 | 韭菜 | jiǔcài | Hẹ |
20 | 葱 | cōng | Hành lá |
21 | 荜拨叶 | bì bō yè | Lá lốt |
22 | 落葵/ 木耳菜 | luò kuí/ mù'ěr cài | Mồng tơi |
23 | 香菜 | xiāngcài | Ngò rí |
24 | 苋菜 | xiàncài | Rau dền |
25 | 蕃薯叶 | fān shǔ yè | Rang lang |
26 | 空心菜 | kōngxīncài | Rau muống |
27 | 积雪草 | jī xuě cǎo | Rau má |
28 | 树仔菜 | shùzǐcài | Rau ngót |
29 | 香蓼 | xiāng liǎo | Rau răm |
30 | 海带 | hǎidài | Rong biển |
31 | 紫苏 | zǐ sū | Tía tô |
32 | 生菜 | shēngcài | Xà lách |
Từ vựng về các loại củ trong tiếng trung
STT | Tiếng trung | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|---|
1 | 胡萝卜 | húluóbo | Cà rốt |
2 | 白萝卜 | bái luóbo | Củ cải trắng |
3 | 木薯 | mùshǔ | Củ sắn (khoai mì) |
4 | 荸荠 | bíjì | Củ năng (củ mã thầy) |
5 | 莲藕 | liánǒu | Củ sen |
6 | 黄姜 | huángjiāng | Củ nghệ |
7 | 樱桃萝卜 | yīngtáo luóbo | Củ cải đỏ |
8 | 红菜头 | hóng cài tóu | Củ dền |
9 | 高良姜 | gāoliáng jiāng | Củ riềng |
10 | 茭白 | jiāobái | Củ niễng |
11 | 姜 | jiāng | Gừng |
12 | 红葱头 | hóngcōngtóu | Hành tím |
13 | 白洋葱 | bái yángcōng | Hành tây trắng |
14 | 紫洋葱 | zǐ yángcōng | Hành tây tím |
15 | 甘薯/ 红薯/ 番薯 | gānshǔ/ hóngshǔ/ fānshǔ | Khoai lang |
16 | 紫薯 | zǐshǔ | Khoai lang tím |
17 | 芋艿 | yùnǎi | khoai môn |
18 | 土豆 | tǔdòu | Khoai tây |
19 | 小芋头 | xiǎo yùtou | Khoai sọ |
20 | 山药 | shānyao | Khoai từ (củ từ, củ mài) |
21 | 竹笋 | zhúsǔn | Măng |
22 | 蒜薹 | suàntái | Ngồng tỏi |
23 | 佛手瓜 | fóshǒu guā | Su su |
24 | 芜菁/ 大头菜 | wú jīng/ dàtóucài | Su hào |
25 | 香茅 | xiāng máo | Sả |
Từ vựng về các loại hạt, đậu trong tiếng Trung
Tiếp theo đây ChineseHSK sẽ liệt kê cho bạn một vài loại hạt và đậu trong tiếng Trung mà ta thường hay gặp nhé!
Từ vựng về các loại hạt trong tiếng trung
Tiếng trung | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
南瓜子 | nánguā zǐ | Hạt bí |
腰果 | yāoguǒ | Hạt điều |
栗子 | lìzi | Hạt dẻ |
开心果 | kāixīn guǒ | Hạt dẻ cười |
嘉种子 | Jiā zhǒngzǐ | Hạt chia |
西瓜子 | guāzǐ | Hạt dưa hấu |
亚麻籽 | yàmá zǐ | Hạt lanh |
芝麻 | zhīma | Hạt mè (vừng) |
夏威夷果 | xiàwēiyí guǒ | Hạt mắc ca |
核桃 | hétao | Hạt óc chó |
莲子 | liánzǐ | Hạt sen |
葵花籽 | kuíhuā zǐ | Hạt hướng dương |
松子 | sōngzǐ | Hạt thông |
小黄米 | xiǎohuáng mǐ | Hạt kê |
可可豆 | Kěkě dòu | Hạt cacao |
胡椒 | hújiāo | Hạt tiêu |
大米 | dàmǐ | Hạt gạo |
杏仁 | xìngrén | Hạnh nhân |
Từ vựng về các loại đậu trong tiếng trung
Tiếng trung | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
黑豆 | hēidòu | Đậu đen |
红豆 | hóngdòu | Đậu đỏ |
鹰嘴豆 | yīngzuǐdòu | Đậu gà |
豌豆 | wāndòu | Đậu hà lan |
小扁豆 | xiǎobiǎndòu | Đậu lăng |
黄豆 | huángdòu | Đậu nành |
花豆 | huādòu | Đậu ngự |
花生 | huāshēng | Đậu phộng (lạc) |
白豆 | báidòu | Đậu trắng |
绿豆 | lǜdòu | Đậu xanh |
蚕豆 | cándòu | Đậu tằm |
Từ vựng về các loại nấm trong tiếng Trung
Cuối cùng, ChineseHSK sẽ tổng hợp cho bạn những loại nấm mà ta thường dùng trong cuộc sống hằng ngày và nêu rõ công dụng, hình dáng của từng loại nấm để các bạn dễ dàng phân biệt chúng nha.
Nấm bào ngư/ nấm sò (平菇: píng gū)
- Hình dáng:
Có hình dạng giống vỏ sò, màu xám nhạt hoặc trắng. Phiến nấm mịn, thân ngắn và mềm. - Công dụng:
Giàu protein, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thường được dùng trong món xào, nấu canh, lẩu,…
Nấm đùi gà (杏鲍菇: xìngbàogū)
- Hình dáng:
Mập, thân trắng, đầu nấm có màu nâu nhạt. Thịt nấm giòn và dày. - Công dụng:
Hỗ trợ giảm cholesterol, giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa. Phù hợp để nướng, hấp, áp chảo,..
Nấm đông cô/ nấm hương (香菇: xiānggū)
- Hình dáng:
Mũ nấm tròn, màu nâu sẫm, đường kính 3–10 cm; mặt dưới có phiến màu trắng, thân ngắn và chắc. - Công dụng:
Tăng cường miễn dịch, hạ cholesterol, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa. Tăng hương vị món ăn, dùng trong xào, hấp, nướng, súp,…
Nấm kim châm (金针菇: jīnzhēnggū)
- Hình dáng:
Thân dài, nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt; mũ nấm nhỏ, tròn. - Công dụng:
Giàu dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa do chứa nhiều vitamin B1, B2, và axit amin thiết yếu, giúp tăng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư nhờ các chất chống oxy hóa. Thường dùng trong lẩu, xào, súp, cuốn cùng với thịt và đem nướng,…
Nấm mèo/ mộc nhĩ (木耳: mùěr)
- Hình dáng:
Mỏng, giòn, thường có màu nâu hồng đến nâu đen, đôi khi còn bắt gặp nấm mộc nhĩ màu trắng, hình dáng như tai. - Công dụng:
Thanh nhiệt, bổ máu, tốt cho tim mạch, giàu chất xơ, sắt và vitamin B. Tạo độ giòn cho các món xào, nấu canh, nem rán, các món cuốn,…
Nấm mối (白蚁菇: báiyǐ gū)
- Hình dáng:
Mũ nấm nhỏ, màu trắng hoặc đen nhạt ở phần ô nấm, càng về đỉnh màu càng đậm hơn, thân ngắn, mềm, màu trắng, thường mọc tự nhiên trong các tổ mối vào mùa mưa. - Công dụng:
Giàu protein, vitamin và khoáng chất. Tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Thường dùng trong các món xào, nấu súp, nướng, luộc, hấp,…
Nấm rơm (草菇: cǎogū)
- Hình dáng:
Nhỏ, tròn, mũ nấm có màu xám, xám trắng hoặc xám đen, sau khi lớn lên sẽ mọc ra thân nấm màu trắng. - Công dụng:
Giàu protein, giúp cơ thể nhanh phục hồi sau mệt mỏi. Thường dùng trong món canh, xào, hoặc lẩu,…
Nấm tuyết/ nấm ngân nhĩ (银耳: yíněr)
- Hình dáng:
Màu trắng trong hơi đục, mềm, xốp, có hình dạng như bông tuyết. - Công dụng:
Làm đẹp da, hỗ trợ phổi và hệ miễn dịch, tăng cường trí não, ngăn ngừa Alzheimer, làm giảm mệt mỏi. Thường dùng nấu chè hoặc món tráng miệng.
Nấm hải sản (海鲜菇: hǎixiān gū)
- Hình dáng:
Mũ nấm có màu trắng hoặc vàng nhạt, hình dáng giống nấm sò, thân dài và mảnh - Công dụng:
Giàu protein, vitamin D và các khoáng chất, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch. Thường dùng trong xào, nấu súp,…
Nấm linh chi (灵芝: língzhī)
- Hình dáng:
Mũ nấm rộng, có hình quạt, màu đỏ nhạt hoặc vàng, mặt dưới có màu hơi ngả sang nâu, hoặc màu vàng nghệ, phần ruột bên trong có màu nâu nhạt, bề mặt bóng và cứng. - Công dụng:
Thường được dùng làm trà hoặc làm thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, nấm linh chi còn có chất chống oxy hóa, giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị bệnh gan và tim mạch.
Nấm tùng nhung/ nấm Matsutake (松茸: sōngróng)
- Hình dáng:
Thân dài hình trụ, đầu tròn, màu nâu sẫm. - Công dụng:
Chống oxy hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cải thiện hệ miễn dịch. Chính vì những công dụng kì diệu ấy nên nấm tùng nhung còn là một vị thuốc quý trong đông y. Nấm tùng nhung là loại nấm có giá thành rất đắt đỏ vì nó chỉ mọc tại rừng thông đỏ, trên rễ của những cây thông lớn chứ không mọc tràn lan (khó thu hoạch) và hiện nay nấm tùng nhung vẫn chưa thể trồng công nghiệp hay nhân tạo. Ngoài ra, nấm tùng nhung chỉ mọc vào đúng tháng 8 hằng năm. Hết tháng 8, nấm tùng nhung không mọc lên nữa điều này làm cho độ quý hiếm của nó tăng cao. Nấm tùng nhung thường dùng trong các món súp cao cấp.
Nấm Truffle/ nấm cục (松露: sōnglù)
- Hình dáng:
Nhỏ, hình khối cục, bề mặt sần sùi. Nấm truffle trắng có màu sắc từ kem đến vàng nhạt. Khi cắt lát, thịt nấm có màu từ kem đến xám nhạt. Nấm truffle đen có màu sắc từ xám đến đen. Khi cắt lát, thịt nấm có màu từ xám đậm đến đen. - Công dụng:
Giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa bệnh ung thư, cải thiện độ đàn hồi của làn da và giúp vóc dáng thon gọn. Chính vì những công dụng tuyệt vời này và độ quý hiếm cao (hiếm có khó tìm) mà nấm Truffle có giá thành rất đắt đỏ nên nó rất được các giới quý tộc săn đón. Hương vị Nấm truffle trắng có hương vị mạnh mẽ, đậm đà và ngọt ngào. Nó được ví von như mùi tỏi, mật ong hay phô mai. Nấm truffle đen có hương vị nhẹ nhàng, thanh tao và đắng nhẹ. Nó được ví von như mùi rễ cây, sô cô la hay quế. Thường dùng làm gia vị cao cấp trong các bữa ăn, bữa tiệc sang trọng.
Nấm Vân chi/ nấm đuôi gà tây (云芝: yúnzhī)
- Hình dáng:
Hình quạt dẹt, xếp tầng như lông vũ có nhiều lớp vân tròn đồng tâm màu sắc đa dạng từ nâu đen đến trắng. - Công dụng:
Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống viêm, hỗ trợ điều trị ung thư và bảo vệ gan. Thường dùng làm trà, chiết xuất dược liệu hoặc nấu nước uống.
Nấm bụng dê (羊肚菇: yángdǔgū)
- Hình dáng:
Hình dạng giống như chiếc ô đang cụp vào, có chiều dài khoảng 4 – 6cm. Phần cuống có màu vàng nhạt, thường cao khoảng 2 – 3cm, ở giữa rỗng. Mũ nấm có những lỗ nhỏ màu nâu vàng. - Công dụng:
Chống oxy hóa, phòng chống cảm lạnh, tăng cường miễn dịch, ức chế các tế bào ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, long đờm bổ phổi, điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng, bổ thận tráng dương,… Nấm bụng dê cũng là một trong những loại nấm tự nhiên hiếm có khó tìm và có giá thành rất đắt đỏ tương tự như nấm Truffle, nấm tùng nhung,… Nấm bụng dê dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn như nấm xào, lẩu nấm, nấm nướng,…
Trên đây, ChineseHSK đã giới thiệu cho bạn từ vựng về các loại rau củ, hạt, đậu và công dụng hình dáng của các loại nấm trong tiếng trung. Hi vọng bài viết trên đây có ích với các bạn.
Tìm hiểu thêm về tên gọi của các loại quả tại bài viết Từ vựng về các loại quả trong tiếng Trung
Xem thêm các bài viết về từ vựng trong chuyên mục Từ vựng tiếng Trung
Đọc thêm các bài viết về ngữ pháp trong chuyên mục Ngữ pháp tiếng trung
Tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc trong chuyên mục Khám phá Trung Hoa