TẾT NGUYÊN TIÊU TRUNG QUỐC

TẾT NGUYÊN TIÊU TRUNG QUỐC

Tết Nguyên Tiêu (元宵节: Yuánxiāo Jié) hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, Rằm Tháng Giêng là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời và quan trọng của cả Trung Quốc và Việt Nam. Được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch, đây là dịp để người dân Trung Quốc đón chào ngày rằm đầu tiên của năm, kết thúc chuỗi ngày Tết Nguyên Đán. Vậy bạn có biết nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc là gì không? Dưới đây, ChineseHSK sẽ giới thiệu cho bạn nguồn gốc, ý nghĩa và sự khác biệt giữa Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc với Tết Nguyên Tiêu Việt Nam. Hãy cùng đón đọc nhé!

Ý nghĩa của cái tên Tết Nguyên Tiêu

Cái tên Tết Nguyên Tiêu (元宵节 – Yuánxiāo Jié) mang ý nghĩa sâu sắc và xuất phát từ tiếng Hán cổ. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy phân tích từng thành phần của cụm từ này nhé.

Đầu tiên, chữ Nguyên mang nghĩa là “khởi đầu”, “nguyên thủy”, hoặc “sự bắt đầu”. Trong bối cảnh của Tết Nguyên Tiêu, Nguyên chỉ tháng đầu tiên của năm. Đây là tháng đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ mới trong lịch âm.

Tiêu có nghĩa là “đêm”. Tết Nguyên tiêu diễn ra vào đêm rằm ngày 15 tháng 1 âm lịch, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Do đó, chữ “Tiêu” nhấn mạnh thời điểm diễn ra lễ hội, tức là buổi tối đầu tiên của năm có trăng rằm.

Khi ghép hai chữ này lại với nhau, Nguyên Tiêu có thể hiểu là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Đây là thời điểm quan trọng, lúc khi mọi người tụ tập, cùng ngắm trăng tròn, thả đèn lồng và cầu chúc những điều tốt lành cho năm mới.

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu xuất hiện từ thời Tây Hán (206 TCN – 220) và gắn liền với các nghi lễ cúng tế thần linh, cầu chúc bình an và thịnh vượng. Theo nhiều truyền thuyết, lễ hội này được Hoàng đế Hán Vũ Đế khởi động tưởng nhớ những người đã khuất và cầu hòa bình.

Ngoài ra, ở Trung Quốc Tết Nguyên Tiêu còn có tên gọi khác là Tết Trạng Nguyên. Sở dĩ gọi là Tết Trạng Nguyên vì nhân dịp ngay Tết này, nhà vua đã mở tiệc thết đãi các trạng nguyên của triều đình. Nhà vua mời họ vào Vườn Thượng Uyển thưởng hoa, đối thơ, Nguyên là Trạng Nguyên, Tiêu là đêm. Tết Nguyên Tiêu là đêm hội trạng nguyên.

Từ thuở xa xưa, Tết Nguyên Tiêu đã gắn liền với những câu chuyện, những truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, nhưng nổi bật nhất là 4 câu chuyện, truyền thuyết sau:

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc
Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc

Câu chuyện về Thiên Nga

Theo một truyền thuyết, vào thời cổ đại, một con thiên nga từ thiên đình xuống trần gian để ngao du. Tuy nhiên, nó đã bị một thợ săn vô tình bắn chết. Điều này khiến Ngọc Hoàng Đại Đế giận dữ và ra lệnh rằng vào ngày 15 tháng 1 âm lịch, ông sẽ phái quân xuống tiêu diệt ngôi làng và người dân dưới trần gian.

Một nàng tiên tốt bụng trên thiên đình đã nghe lén được lệnh này và nàng đã lén xuống trần gian để báo tin cho người dân biết trước. Để cứu ngôi làng, người dân đã nghĩ ra một kế hoạch thông minh. Họ treo đèn lồng đỏ khắp nơi, đốt pháo và thắp nến vào đêm rằm. Khi quân đội của Ngọc Hoàng đến, họ thấy ngôi làng đã “cháy đỏ” nên quay về báo lại rằng nơi đó đã bị thiêu hủy.

Kể từ đó, vào đêm 15 tháng 1, người dân treo đèn lồng, đốt pháo để tưởng nhớ sự kiện này và chào mừng hòa bình.

Câu chuyện về Hoàng đế Hán Vũ Đế

Vào thời nhà Hán, Hoàng đế Hán Vũ Đế rất sùng đạo Lão và thường tổ chức lễ cầu phúc, cúng tế thần linh vào ngày rằm tháng Giêng – ngày đầu tiên có trăng tròn trong năm mới.

Một lần, trong giấc mơ, ông được một vị thần chỉ dạy rằng ngày 15 tháng Giêng là thời điểm thích hợp để thực hiện các nghi lễ xua đuổi tà ma, cầu an lành. Ngay sau khi tỉnh dậy, ông ra lệnh tổ chức lễ hội lớn vào ban đêm này, với các hoạt động như thắp đèn lồng, đốt pháo và ngắm trăng.

Kể từ đó, phong tục tổ chức lễ hội đèn lồng vào ngày rằm tháng Giêng được duy trì và dần dần lan rộng ra khắp Trung Quốc, trở thành một phần của Tết Nguyên Tiêu.

Truyền thuyết về cô gái tên Nguyên Tiêu

Câu chuyện kể về một cung nữ thời Hán tên Nguyên Tiêu. Vì sống trong cung cấm nên cô không được gặp cha mẹ suốt nhiều năm. Cô rất buồn và luôn ao ước được đoàn tụ với gia đình.

Một ngày nọ, một vị quan thông thái trong triều sau khi biết được câu chuyện của Nguyên Tiêu thì rất lấy làm thương cảm, sau đó ông đã nghĩ ra một kế hoạch để giúp cô có thể gặp được cha mẹ của mình. Ông giả vờ loan tin rằng Ngọc Hoàng sẽ hủy diệt kinh thành vào ngày 15 tháng Giêng. Để hóa giải, ông đề xuất với nhà vua tổ chức lễ hội đèn lồng, đốt pháo và yêu cầu mỗi nhà phải treo đèn lồng màu đỏ trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15 tháng Giêng. Sau khi đã hoàn tất, ông còn đề xuất là tập hợp mọi người lại tại quảng trường để cùng nhau cầu nguyện, ngắm trăng và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp

Sau khi nghe được thông tin ấy và nhận được những đề xuất như vậy hoàng đế lập tức đồng ý. Nhờ đó mà Nguyên Tiêu được phép ra ngoài cùng người dân tham gia lễ hội. Khi hội đèn lồng diễn ra, cô đã được gặp lại cha mẹ mình đúng như ước nguyện. Kể từ đó, người ta gọi ngày này là Tết Nguyên Tiêu để tưởng nhớ cô gái hiếu thảo và nhận dịp lễ hội để đoàn tụ cùng với gia đình.

Truyền thuyết về ánh sáng xua tan bóng tối

Một truyền thuyết khác kể rằng, vào thời cổ đại, thế gian bị tà ma và bóng tối bao trùm. Thần ánh sáng (Thái Dương thần) đã truyền dạy người dân rằng chỉ cần họ thắp sáng khắp nơi bằng đèn lồng và đuốc vào đêm rằm tháng Giêng, bóng tối và những thứ không sạch sẽ sẽ bị xua tan.

Từ đó, phong tục treo đèn lồng và ngắm trăng vào đêm Nguyên Tiêu ra đời, trở thành biểu tượng của ánh sáng, hi vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ý nghĩa của các truyền thuyết

Những câu chuyện, những truyền thuyết trên không chỉ giải thích nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu mà còn thể hiện tinh thần nhân văn và giá trị văn hóa của lễ hội này:

  • Đèn lồng biểu tượng cho sự may mắn, bình yên và thịnh vượng.
  • Pháo hoa, pháo giấy là biểu tượng xua đuổi tà ma và đón chào may mắn.
  • Trăng rằm là hình ảnh của sự viên mãn, tròn đầy và là sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình nói riêng cũng như sự gắn kết giữa các gia đình, giữa cộng đồng dân tộc nói chung.

Tết Nguyên Tiêu không chỉ là một lễ hội ánh sáng rực rỡ mà còn là biểu tượng của hi vọng, hòa bình và tinh thần cộng đồng sâu sắc trong văn hóa Trung Hoa.

Các hoạt động vào ngày Tết Nguyên Tiêu

Có rất nhiều hoạt động được diễn ra vào ngày Tết Nguyên Tiêu. Dưới đây, ChineseHSK sẽ giới thiệu cho bạn một số hoạt động phổ biến vào ngày Tết Nguyên Tiêu nha.

Các hoạt động vào ngày Tết Nguyên Tiêu
Các hoạt động vào ngày Tết Nguyên Tiêu

Thả và ngắm đèn lồng (放和赏花灯: fàng hé shǎng huādēng)

Thả và ngắm đèn lồng là hoạt động đặc trưng nhất của Tết Nguyên Tiêu:

  • Người dân tự làm hoặc mua đèn lồng nhiều màu sắc, hình dáng, từ đèn lồng tròn truyền thống đến các hình thù như rồng, phượng, cá chép, hoặc các nhân vật trong văn hóa dân gian…
  • Đèn lồng được treo khắp nơi: trên đường phố, trong nhà, ở cổng nhà, cổng làng hoặc thả trên sông. Ánh sáng lung linh của đèn lồng biểu trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.

Ở một số nơi, các cuộc diễu hành đèn lồng được tổ chức rất hoành tráng, tạo nên một bầu không khí lễ hội cực kì rực rỡ.

Giải câu đố trên đèn lồng (猜灯谜: cāi dēngmí)

Giải câu đố là một trò chơi trí tuệ phổ biến trong dịp lễ này:

  • Các câu đố được viết hoặc vẽ lên đèn lồng, treo tại các hội chợ hoặc địa điểm công cộng.
  • Người tham gia sẽ cố gắng giải đố để nhận các phần thưởng nhỏ, như đồ lưu niệm hoặc món ăn truyền thống.

Hoạt động này không chỉ vui nhộn mà còn mang ý nghĩa giáo dục, khuyến khích sự thông minh và sáng tạo của mọi người.

Ăn bánh Nguyên Tiêu (吃元宵: chī Yuánxiāo)

Bánh Nguyên Tiêu là một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ này:

  • Bánh được làm từ bột gạo nếp, có nhân ngọt như mè đen, đậu đỏ, hoặc nhân mặn.
  • Hình dáng tròn trịa của bánh tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn và hạnh phúc gia đình.

Ở miền Bắc Trung Quốc, bánh được thường được luộc chín nhưng ở Miền Nam thì có thêm cách chế biến khác là chiên giòn.

Ngắm trăng (赏月: shǎng yuè)

Tết Nguyên Tiêu là dịp trăng rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Vì vậy, người dân thường tổ chức các buổi ngắm trăng, coi đó là biểu tượng của sự viên mãn, trọn vẹn và may mắn. Hoạt động này thường kết hợp với các buổi tụ họp gia đình, bạn bè hoặc các nghi lễ cầu phúc.

Đốt pháo hoa hoặc pháo giấy (放烟花: fàng yānhuā)

Pháo hoa là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Tiêu:

  • Tiếng nổ của pháo được cho là có khả năng xua đuổi tà ma và mang lại sự may mắn, phồn thịnh.
  • Các màn trình diễn pháo hoa lớn thường được tổ chức tại quảng trường hoặc bờ sông ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu.

Múa lân, múa rồng (舞狮/ 舞龙: wǔ shī/ wǔ lóng)

Múa lân và múa rồng là những hoạt động sôi động, đặc sắc trong dịp lễ. Đây là một trong những hoạt động được người dân săn đón và mong đợi nhất mỗi khi đến Tết Nguyên Tiêu:

  • Múa lân: Con lân được coi là biểu tượng của may mắn, tài lộc. Màn múa thường được kết hợp với tiếng trống, chiêng rộn rã, mang không khí vui tươi.
  • Múa rồng: Con rồng, biểu tượng của quyền uy và thịnh vượng, được làm từ vải lụa, tre, do nhiều người điều khiển uốn lượn theo nhịp trống.

Lễ cầu phúc và cầu an (祈福: qífú)

Người dân thường đến đền, chùa để cầu phúc và dâng lễ. Một số nghi lễ phổ biến bao gồm:

  • Thả đèn hoa đăng trên sông để cầu may mắn và sức khỏe.
  • Làm lễ dâng hương tại các đền thờ thần linh hoặc các ngôi chùa lớn.

Các lễ hội nghệ thuật và diễu hành

Ở một số thành phố lớn, Tết Nguyên Tiêu còn là dịp tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật:

  • Diễu hành truyền thống với trang phục cổ truyền, nhạc cụ dân gian.
  •  Biểu diễn múa rối, hát dân ca và các tiết mục văn hóa.
  • Trưng bày nghệ thuật đèn lồng: Những chiếc đèn lồng khổng lồ mô phỏng kiến trúc, động vật, hoặc các nhân vật thần thoại được triển lãm công phu.

Hội chợ (集市: jí shì)

Hội chợ là nơi bày bán các món ăn truyền thống, đồ thủ công mỹ nghệ và tổ chức các trò chơi dân gian. Đây cũng là cơ hội để người dân và du khách thưởng thức không khí lễ hội đậm chất văn hóa địa phương.

Sự khác biệt giữa Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc và Việt Nam

Sự khác biệt giữa Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc và Việt Nam
Sự khác biệt giữa Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc và Việt Nam

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc và Việt Nam đều có nguồn gốc từ văn hóa Á Đông và mang ý nghĩa thiêng liêng, gắn liền với ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và phong tục, ngày lễ này được tổ chức với những nét đặc trưng riêng ở hai quốc gia.

Ở Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu không mang ý nghĩa kết thúc Tết Nguyên Đán và nó mang tính chất tâm linh và Phật giáo sâu sắc. Đây là thời điểm để người dân đi chùa, lễ Phật, cầu bình an, may mắn cho cả năm. Đồng thời, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, là dịp để thực hiện các nghi lễ cúng bái, tưởng nhớ tổ tiên.

Ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, hoặc “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” cho thấy tầm quan trọng của Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa Việt Nam. Ngày này người dân thường viếng chùa, lễ Phật cầu bình an. Đồng thời ở nhà cũng bày mâm cúng ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Thánh Phật và các anh hùng dân tộc.

Vào ngày này, chùa Ở các khu người Hoa tại Việt Nam như quận 5 ở Hồ Chí Minh, chùa bà Bình Dương, chùa bà Lái Thiêu,… thường đứng ra tổ chức cho người Hoa sống trong khu vực đi diễu hành trong trang phục dân tộc, hoặc hóa trang thành các tiên phật (Bát Tiên, Phúc Lộc Thọ, Thần Tài, Quan Âm, các nhân vật trong Tây Du Ký, Tiên Cô gánh cờ, Tiên Đồng Ngọc Nữ rải hoa,…) để chúc phúc ban phát sự may mắn cho người dân, ngoài ra còn có múa lân, múa rồng, múa sư (địa phương gọi là múa cù),… để tăng thâm phần náo nhiệt cho lễ hội.

Từ năm 2020 Tết Nguyên tiêu của người Hoa Chợ Lớn thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chứng nhận. Và hiện nay Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Chợ Lớn cũng đang dần trở thành điểm đến cho du khách trong, ngoài nước vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Trong bài viết này, ChineseHSK đã giới thiệu cho các bạn nguồn gốc, ý nghĩa và sự khác biệt giữa Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc với Tết Nguyên Tiêu Việt Nam rồi. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bạn có thêm được nhiều kiến thức mới về văn hóa Trung Quốc. Theo dõi ChineseHSK để không bỏ lỡ các bài viết hay ho khác nhé!

Tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc trong chuyên mục Khám phá Trung Hoa
Tìm hiểu thêm về tên gọi của các loại quả tại bài viết Từ vựng về các loại quả trong tiếng Trung
Xem thêm các bài viết về từ vựng trong chuyên mục Từ vựng tiếng Trung
Đọc thêm các bài viết về ngữ pháp trong chuyên mục Ngữ pháp tiếng trung

0/5 (0 Reviews)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *