NHỚ CHỮ HÁN QUA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TỰ CHỮ HÁN

Chiết tự chữ hán

Bạn đang gặp khó khăn trong việc nhớ chữ Hán? Vậy thì hãy để ChineseHSK giới thiệu cho bạn phương pháp nhớ chữ Hán lâu và dễ nhớ thông qua phương pháp chiết tự chữ Hán.

Chiết tự chữ Hán là gì?

Chiết có nghĩa là bẻ gãy, tự ý chỉ chữ, ý là nói chữ được phân tích ra.

Chiết tự có nghĩa là phân tách một chữ Nho ra thành nhiều phần nhỏ, rồi từ đó giải thích nghĩa toàn phần. Đây chính là đặc điểm của chữ Nho, là một linh tự, là chữ tượng hình, biểu ý.

Chiết tự chữ Hán được phát triển trên cơ sở nhận thức về tượng hình của chữ Hán, cách ghép các bộ thủ, bố trí các bộ và các phần của chữ. Là sự vận dụng, phân tích chữ Hán một cách sáng tạo và linh hoạt.

Ngoài ra, nó không dừng lại ở hình thức chiết tự chữ Hán thuần túy mà chuyển sang địa hạt văn chương, các trò chơi thử tài trí tuệ hấp dẫn và thú vị.

Nhớ chữ Hán bằng phương pháp chiết tự chữ Hán

Học chiết tự chữ Hán qua thơ ca

Thơ ca giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn đặc biệt trong việc nhớ mặt chữ Hán. Chính vì thế, sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta áp dụng thơ ca vào phương pháp chiết tự thông qua việc mô tả lại các thành phần trong chữ Hán.

Chiết tự chữ 想 “xiǎng” – Chữ Tưởng: Nhớ, nghĩ

Chiết tự chữ 想 “Xiǎng” - Chữ Tưởng: Nhớ, nghĩ
Chiết tự chữ 想 “xiǎng” – Chữ Tưởng: Nhớ, nghĩ

Câu thơ:

“Tựa cây mỏi mắt chờ mong

Lòng người nhớ tới ai nơi phương nào?”

Giải thích:

  • Gồm: Chữ Mộc (Cây), chữ Mục (Mắt) và chữ Tâm (Tấm lòng).
  • Ý chỉ một người đang hướng lòng mình nhớ tới người nào đó.

Chiết tự chữ “看” (Kàn) – Chữ Khán: Nhìn

Chiết tự chữ 看
Chiết tự chữ 看

Câu thơ:

“Tay nào che mắt mi cong

Nhìn xa phương ấy chờ mong người về”

Giải thích:

  • Chữ Kàn gồm chữ Thủ (Tay), dưới là chữ Mục (Mắt).
  • Chữ Thủ được viết chéo đè trên chữ Mục giống như bàn tay đang che mắt.

Chiết tự chữ “忍” (Rěn) – Chữ Nhẫn: Nhẫn nại

Câu thơ:

“Chữ đao mà để trên đầu

Chữ tâm ở dưới nghĩa câu nhịn nhường”

Giải thích:

  • Chữ gồm chữ Đao ở trên đầu và chữ Tâm ở bên dưới.

Học chiết tự chữ Hán qua bộ thủ

Bộ thủ là những bộ kiện đóng vai trò biểu đạt nghĩa của chữ, nhờ chúng chúng ta dễ dàng tra từ điển, các công việc liên quan đến dịch thuật và nhận biết nghĩa của chữ.

Chữ Hán bao gồm 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ lại mang một ý nghĩa riêng. Những bộ thủ này chủ yếu là chữ tượng hình, và hầu như dùng làm bộ phận biểu nghĩa, một phần nhỏ được dùng để biểu âm. Do đó thông thường, có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.

Ví dụ biểu nghĩa:

  • Những chữ có bộ thuỷ () thì thường liên quan đến nước, sông, hồ như: (sông), (sông), (biển)…
  • Những chữ có bộ mộc () thường liên quan đến cây cối, gỗ như: (cây), (rừng), (cây cầu)…

Ví dụ biểu âm:

  • Những chữ có bộ như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều được đọc là “shēng”.
  • Những chữ có bộ như 清, 请, 情, 晴 đều mang cùng thanh mẫu vận mẫu “qing”, chỉ khác nhau ở thanh điệu.

Lưu ý:

  • Cách học chiết tự chữ Hán thông qua 214 bộ thủ là cách học phổ biến không chỉ ở Việt Nam, mà đồng thời phổ biến ở Trung Quốc và các nước đồng văn.
  • Thế nhưng so sánh với số lượng bộ kiện lên tới 648, việc chỉ học 214 bộ thủ rõ ràng không giải quyết căn bản vấn đề. Bộ não con người có giới hạn, không dễ dàng nhớ được số lượng lớn các chữ Hán được quy vào cách học như trên.
  • Cách hữu hiệu hơn đó là học qua việc phân tích – chiết tự chữ Hán. Khi gặp một chữ Hán mới, đừng cắm đầu cắm cổ luyện viết trong vô thức, bạn cần tra cứu xem có những nét gì, bộ thủ gì, bộ thủ đó mang ý nghĩa như thế nào, có liên quan gì đến nghĩa và âm đọc của chữ Hán đó hay không.

Ví dụ về những chiết tự từ thông dụng và dễ nhớ

Chữ 好 (Hǎo) – Chữ Hảo: Hay, ngon, đẹp, tốt…
Giải thích:

  • Bộ Nữ “” nghĩa là con gái, phụ nữ. Bộ Tử “” mang nghĩa là con, con trai.
  • Có nghĩa là người phụ nữ sinh được đứa con là điều vô cùng tốt đẹp, vì vậy chữ này mang nhiều nghĩa hay và tốt đẹp.
 Học về chữ 好
Học về chữ 好

Chữ 大 (Dà) – Chữ Đại: To, lớn

Giải thích:

  • Bộ Đại “” có nghĩa là to lớn. Bộ Nhân “” mang nghĩa là người và có bộ Nhất “”.
  • Có nghĩa là đứng trước biển cả to lớn mênh mông, mọi người thường dang tay ra. Chữ Đại giống như hình ảnh một người đang đứng thẳng dang rộng tay ra.

Chữ 家 (Jiā) – Chữ Gia: Nhà

Giải thích:

  • Bộ Miên “” có nghĩa là mái nhà. Bộ Thỉ “” mang nghĩa là con lợn.
  • Có nghĩa là trên người sống dưới lợn ở tạo ra nhà.

Chữ 学 (Xué) – Chữ Học: Học tập, học

Giải thích:

  • Ba chấm thủy và bộ Mịch “” có nghĩa là dải lụa. Bộ Tử “” mang nghĩa là trẻ con.
  • Có nghĩa là thằng trẻ con trùm khăn lụa vã cả mồ hôi ra để đi học.

Chữ 楼 (Lóu) – Chữ Lâu: Tầng, nhà lầu

Giải thích:

  • Bộ Mộc “” có nghĩa là gỗ. Bộ Mễ “” mang nghĩa là gạo. Bộ Nữ “” có nghĩa là phụ nữ.
  • Có nghĩa là tòa nhà được làm bằng gỗ () phải có gạo () để ăn và người phụ nữ () chăm lo cho gia đình.

Tài liệu học chiết tự chữ Hán

Để giúp các bạn học tốt tiếng Trung hơn, ChineseHSK sẽ giới thiệu với các bạn tài liệu học chiết tự chữ Hán sau đây:

Link tải file PDF Giáo trình Chiết tự chữ Hán tại đây

ChineseHSK chúc các bạn sẽ nhớ mặt chữ Hán một cách dễ dàng hơn. Hãy cùng chúng mình khám phá thêm nhiều điều mới mẻ và thú vị về tiếng Trung nhé!

Xem thêm chuyên mục Ngữ pháp tiếng Trung:

  • Tìm hiểu Lượng từ trong tiếng Trung tại đây
0/5 (0 Reviews)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *