CÁC MẠNG XÃ HỘI TRUNG QUỐC NỔI TIẾNG

CÁC MẠNG XÃ HỘI TRUNG QUỐC NỔI TIẾNG

Nếu như bạn là một người đang theo học ngôn ngữ Trung Quốc hay đơn giản hơn là sau khi xem phim, xem các chương trình truyền hình giải trí của Trung Quốc và cảm thấy có hứng thú về tiếng Trung, muốn tìm tòi học hỏi nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì nhất định không thể bỏ qua bài viết này của ChineseHSK nha. Dưới đây ChineseHSK sẽ giới thiệu cho các bạn “12 trang mạng xã hội nổi tiếng ở Trung Quốc”, nơi mà bạn có thể tham gia vào các trang mạng xã hội để theo dõi các video giải trí, việc này không những giúp cho các bạn làm quen mặt chữ mà các bạn còn có thể kết bạn và trò chuyện cùng những con người tại “đất nước tỷ dân” này. Điều này có rất lợi cho bạn trong việc học tiếng Trung đó nha!

12 trang mạng xã hội trung quốc phổ biến hiện nay

Dưới đây là “12 trang mạng xã hội nổi tiếng ở Trung Quốc” ChineseHSK muốn giới thiệu cho các bạn, cụ thể là: Wechat, Weibo, Douyin, Xiaohongshu, Baidu, Tencent QQ, Zhihu, Bilibili, Douban, Momo, QQ 音乐, Taobao. Hãy cùng đón đọc nhé!

Wechat (微信: Wēixìn)

Wechat là một ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc, được phát triển bởi công ty Tencent và được phát hành lần đầu tiên vào năm 2011. Sau khi Wechat vừa được phát hành đã tạo ra một cơn sốt và được đông đảo người dân ủng hộ. Vào năm 2018, Wechat đã trở thành một trong những ứng dụng di động độc lập lớn nhất thế giới. Wechat được phát hành chủ yếu là để phục vụ người dùng Trung Quốc nhưng nó đã trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia khác trên thế giới khi được hỗ trợ trên cả hai nền tảng là IOS và Android cùng với đó là khả năng đa ngôn ngữ.

Wechat cung cấp cho người dùng các tính năng như: tin nhắn văn bản truyền thống, cuộc gọi thoại và video, các nhóm trò chuyện, chia sẻ đa phương tiện tương tự như trang chủ Weibo. Ngoài việc nhắn tin, Wechat cũng bao gồm tính năng Wechat Pay (ví điện tử), moments (một dạng dòng thời gian tương tự Facebook), mini-programs (ứng dụng con) phục vụ cho mua sắm, đặt xe, đặt thức ăn, và nhiều hoạt động hàng ngày khác. Có thể nói Wechat là một ứng dụng “all-in-one” vì nó có nhiều tính năng phù hợp cho nhu cầu sống của người dân và rất tiện lợi.

Weibo (微博: Wēi bó)

Weibo tên gọi đầy đủ là Sina Weibo. Là một trang mạng xã hội lớn và nổi tiếng ở Trung Quốc, được tập đoàn Sina ra mắt vào ngày 14/8/2009.

Có thể nói Weibo là một nền tảng không thể thiếu của người dân Trung Quốc. Weibo có chức năng tương tự Twitter với bài đăng giới hạn ký tự, hình ảnh và video, nhưng đi kèm với các tính năng tương tác cao như bình luận, chia sẻ và tham gia các chủ đề nóng. Các ngôi sao nổi tiếng cũng thường xuyên sử dụng nền tảng này để kết nối với fan. Tại đây, người dùng còn có thể tạo trang cá nhân tùy chỉnh để hiển thị các câu chuyện và bài đăng mới nhất cũng như cung cấp công cụ tìm kiếm mạnh mẽ cho mọi chủ đề mà người dùng quan tâm.

Tuy nhiên, Weibo thực hiện một hệ thống kiểm duyệt khá nghiêm ngặt, đảm bảo rằng bất kỳ bài viết nào có nội dung nhạy cảm hoặc chứa những ngôn từ không phù hợp sẽ không được đăng tải.

Douyin (抖音: Dǒu yīn)

Douyin là phiên bản nội địa của TikTok. Ứng dụng này đã được ByteDance lần đầu tiên ra mắt tại thị trường Trung Quốc vào tháng 9 năm 2016 với cái tên Douyin. Sau đó vào năm 2017, Tiktok đã được ra mắt, hỗ trợ cho cả hai hệ điều hành IOS và Android ở hầu hết các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Sau khi Douyin (Tiktok) vừa ra mắt đã nhận được đông đảo sự quan tâm từ người dân Trung Quốc và các nước trên toàn thế giới.

Douyin cho phép người dùng tạo, chia sẻ những video ngắn thường mang tính hài hước, độc đáo và còn cho phép người dùng tự sáng tạo nội dung theo ý thích của mình. Ngoài ra người dùng có thể thêm các hiệu ứng, sticker và điều chỉnh âm thanh, âm nhạc trong chính video của mình. TikTok còn cung cấp bộ lọc hình ảnh phong phú, giúp làm nổi bật những khoảnh khắc đặc biệt và tạo ra cảm giác mới mẻ cho video của người dùng. Ứng dụng cũng đã trở thành một công cụ quảng cáo và tiếp thị phổ biến cho các doanh nghiệp và nhãn hàng quảng cáo vì nó còn có tính năng livestream và thương mại điện tử, cho phép người dùng mua bán trực tiếp trên ứng dụng.

Xiaohongshu (小红书: Xiǎo hóng shū)

Xiaohongshu (còn được gọi là Little Red Book) là một phương tiện truyền thông và nền tảng thương mại điện tử được phát triển bởi công ty Xiaohongshu Technology.

Xiaohongshu là nơi người dùng chia sẻ trải nghiệm và đánh giá sản phẩm, đặc biệt trong các lĩnh vực thời trang và làm đẹp, sức khỏe và thể hình, đời sống và gia đình, phong cách sống và du lịch, vì vậy Xiaohongshu thu hút đa số phụ nữ hoặc những ai quan tâm đến cái đẹp và phong cách sống. Ngoài ra, Xiaohongshu còn thu hút nhiều người dùng có ảnh hưởng (KOL – Key Opinion Leader) và các influencer, những người thường xuyên chia sẻ trải nghiệm và định hướng xu hướng tiêu dùng trong cộng đồng. Nền tảng này còn có tính năng cửa hàng trực tuyến để mua sắm các sản phẩm theo gợi ý từ cộng đồng Xiaohongshu.

Xiaohongshu đã phát triển từ một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm mua sắm thành một nền tảng mạng xã hội thương mại điện tử toàn diện và uy tín. Với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng giới trẻ và khả năng kết nối người tiêu dùng với các thương hiệu hàng đầu, Xiaohongshu đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành thương mại điện tử và trở thành một biểu tượng văn hóa tiêu dùng hiện đại của Trung Quốc.

Baidu (度: Bǎidù)

Baidu là một trong những công ty công nghệ lớn và uy tín nhất tại Trung Quốc, nổi tiếng chủ yếu với vai trò là công cụ tìm kiếm hàng đầu tại quốc gia này. Thành lập năm 2000 bởi Robin Li và Eric Xu.

Baidu ban đầu hoạt động chủ yếu như một nền tảng tìm kiếm trực tuyến tương tự Google, nhưng dần mở rộng và phát triển thêm nhiều lĩnh vực khác liên quan đến công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) và dịch vụ đám mây. Baidu cung cấp một loạt các dịch vụ từ tìm kiếm thông tin, hình ảnh, video, bản đồ đến dịch thuật. Ngoài ra, Baidu còn cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ khác như Baidu Baike (bách khoa toàn thư trực tuyến tương tự Wikipedia), Baidu Tieba (mạng xã hội diễn đàn), Baidu Maps, và Baidu Translate. Các dịch vụ này không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân của người dùng mà còn giúp Baidu xây dựng một hệ sinh thái công nghệ khép kín và liên kết chặt chẽ.

Tencent QQ (腾讯QQ: TéngxùnQQ)

Tencent QQ (thường được gọi là QQ) là một trong những nền tảng truyền thông xã hội và dịch vụ nhắn tin phổ biến tại Trung Quốc, do tập đoàn Tencent phát triển và phát hành lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 2 năm 1999 (được phát hành trước Wechat) dưới tên OICQ (Open ICQ). QQ vừa ra mắt không lâu đã nhanh chóng trở thành một công cụ nhắn tin tức thì hàng đầu và sau đó mở rộng thành một hệ sinh thái đa chức năng.

QQ không chỉ là một ứng dụng nhắn tin mà còn là một hệ sinh thái đa năng với các chức năng như: nhắn tin và gọi điện, diễn đàn và nhóm, lưu trữ đám mây và các trò chơi trực tuyến. Không những vậy, QQ còn là trung tâm của nhiều dịch vụ giải trí và tiện ích khác nhau như: QQ Music, QQ Mail, QQ Space và QQ Wallet.

Từ đó có thể thấy được rằng QQ không đơn giản chỉ là một ứng dụng nhắn tin mà còn là một hệ sinh thái số toàn diện, kết hợp cả mạng xã hội, giải trí và thương mại điện tử, nhằm đáp ứng các nhu cầu đời sống của người tiêu dùng.

Các trang mạng xã hội nổi tiếng tại Trung Quốc
Các trang mạng xã hội nổi tiếng tại Trung Quốc

Zhihu (知乎: Zhī hū)

Zhihu là một trong những nền tảng hỏi đáp trực tuyến lớn và uy tín nhất tại Trung Quốc, tương tự như Quora ở phương Tây, được thành lập vào năm 2010 bởi Zhou Yuan. Zhī Hū được xây dựng với mục tiêu tạo ra một môi trường nơi người dùng có thể tiếp cận, chia sẻ và học hỏi từ tri thức đa dạng. Zhī Hū xây dựng danh tiếng nhờ nội dung chất lượng và sự tham gia tích cực từ những người có kiến thức chuyên môn cao, như giảng viên đại học, nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, và những người có kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều ngành nghề. Chính vì sự đa dạng và chất lượng ấy, Zhihu đã thu hút đa dạng người dùng từ sinh viên, người đi làm, chuyên gia, đến các nhà nghiên cứu. Phần lớn người dùng của nền tảng là những người có trình độ học vấn cao, ham học hỏi và mong muốn mở rộng hiểu biết trong các lĩnh vực mà họ quan tâm.

Zhihu là một nền tảng hỏi đáp nơi mà ngừi dùng có thể: đặt câu hỏi, trả lời và chia sẻ kiến thức, thích và bình luận. Ngoài ra, Zhihu còn hỗ trợ thêm cho người dùng hai tính năng đó là: Zhihu Live (đây là dịch vụ cho phép các chuyên gia tổ chức hội thảo trực tuyến từ đó người dùng có thể tham gia và học hỏi trực tiếp từ các chuyên gia) và Zhihu Column (là dịch vụ cho phép người dùng đăng tải các bài viết dài hơn về các chủ đề cụ thể, giống như một blog cá nhân để chia sẻ chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó).

Qua đó ta có thể thấy được rằng Zhī Hū là một biểu tượng của văn hóa chia sẻ kiến thức tại Trung Quốc, cung cấp một nền tảng tri thức phong phú, chất lượng và đáng tin cậy. Không chỉ là nơi để đặt câu hỏi và trả lời, Zhī Hū còn thúc đẩy cộng đồng học hỏi, phát triển và truyền bá tri thức trong mọi lĩnh vực.

Bilibili (哔哩哔哩: Bìlībìlī)

Người sáng lập ra Bilibili – Từ Dật – lấy cảm hứng từ trang web chia sẻ video Niconico và AcFun, sau đó tạo ra trang web nguyên mẫu đầu tiên là mikufans.cn sau khi tốt nghiệp đại học ba ngày. Ngày 24 tháng 1 năm 2010 ông đã khởi chạy lại trang web với tên mới là Bilibili. Vào năm 2011, ông đã thành lập một công ty khởi nghiệp Bilibili Inc để quản lý sự phát triển và hoạt động của Bilibili.

Bilibili là một nền tảng video trực tuyến nổi tiếng tại Trung Quốc, được ví như “YouTube của Trung Quốc”, nhưng mang nét độc đáo riêng với sự tập trung vào các nội dung về văn hóa giới trẻ, anime, game, và cộng đồng fan hâm mộ văn hóa ACG (Anime, Comic, Game). Bilibili mang đến cho người dùng những tính năng nổi bật tạo nên sức hút riêng biệt bao gồm: video phụ đề bình luận trực tiếp, livestream, nội dung tự sản xuất và hợp tác, đăng ký kiểm tra trắc nghiệm (Bilibili yêu cầu người dùng mới phải hoàn thành một bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức về văn hóa ACG và nội quy cộng đồng để đăng ký tài khoản). Bilibili ban đầu tập trung vào văn hóa ACG nhưng hiện nay đã mở rộng để phục vụ đa dạng các loại nội dung như: anime và manga, game và eSports, nội dung học thuật và khoa học, văn hóa đại chúng và giải trí.

Bilibili được biết đến với cộng đồng người dùng trẻ, năng động và đam mê. Phần lớn người dùng của nền tảng là những người thuộc thế hệ Z, thích các nội dung giải trí hiện đại và có thiên hướng sáng tạo. Bilibili còn khuyến khích người dùng đóng góp nội dung, trở thành nhà sáng tạo và xây dựng cộng đồng chia sẻ.

Bilibili không chỉ là một nền tảng video trực tuyến mà còn là một cộng đồng số sôi động dành cho người trẻ, nơi mọi người có thể thỏa mãn đam mê về anime, trò chơi, văn hóa đại chúng và nhiều lĩnh vực khác. Với tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng giới trẻ và sức hút từ nội dung độc đáo, Bilibili đã khẳng định vị trí của mình là một biểu tượng văn hóa số tại Trung Quốc, đồng thời từng bước mở rộng ảnh hưởng ra quốc tế.

Douban (豆瓣: Dòubàn)

Douban là một nền tảng mạng xã hội và đánh giá trực tuyến nổi tiếng tại Trung Quốc, nơi người dùng có thể chia sẻ ý kiến, đánh giá và thảo luận về sách, phim, âm nhạc và các sản phẩm văn hóa khác. Được ra mắt vào ngày 6 tháng 3 năm 2005 bởi Yang Bo.

Douban cung cấp một loạt các tính năng độc đáo, từ đánh giá sản phẩm văn hóa đến việc kết nối cộng đồng, bao gồm: Đánh giá sách, phim và âm nhạc; Diễn đàn và nhóm thảo luận; Douban FM; Lưu trữ và tạo danh sách. Douban còn mang đến cho người dùng một thế giới nội dung phong phú như: sách, phim, âm nhạc, văn hóa và nghệ thuật. Nền tảng này hấp dẫn những người yêu thích thảo luận các chủ đề chuyên sâu và có nhu cầu tìm kiếm cộng đồng chia sẻ sở thích.

Từ đó ta có thể thấy được rằng Douban không chỉ là một nền tảng mạng xã hội mà còn là một cộng đồng văn hóa trực tuyến uy tín, phục vụ những người đam mê nghệ thuật, văn hóa và kiến thức. Với tính năng đa dạng, nội dung phong phú và cộng đồng chân thực, Douban đã xây dựng thành công vị trí của mình trong lòng người dùng và trở thành biểu tượng văn hóa số tại Trung Quốc.

Momo (陌陌: Mòmò)

Momo là một nền tảng mạng xã hội và ứng dụng kết nối xã hội nổi tiếng tại Trung Quốc, được ra mắt vào năm 2011 bởi Tang Yan và Lei Xiaoliang.

MoMo ban đầu được phát triển với trọng tâm là kết nối những người lạ ở gần nhau hoặc có cùng sở thích, giúp họ dễ dàng tìm bạn bè mới, giao lưu và khám phá các mối quan hệ dựa trên vị trí địa lý. Nhưng sau này Momo đã cập nhật nhiều tính năng ngoài kết nối dựa trên vị trí, gửi tin nhắn và gọi video còn có thêm phòng chat và trò chơi nhóm, livestream và video ngắn, MoMo moments (tương tự như story).

MoMo thu hút đông đảo người dùng trẻ tại Trung Quốc, đặc biệt là những người mong muốn mở rộng mạng lưới xã hội của mình và tìm kiếm những mối quan hệ mới. Đối tượng người dùng chủ yếu của MoMo là thanh niên, sinh viên và người đi làm trẻ tuổi, những người có lối sống năng động.

Nhờ các tính năng linh hoạt, cộng đồng phong phú và khả năng kết nối mở rộng, MoMo đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống xã hội của người Trung Quốc. Đây là một ví dụ tiêu biểu về sự kết hợp giữa công nghệ và nhu cầu xã hội, mang đến trải nghiệm kết nối mới mẻ và thú vị cho người dùng.

QQ 音乐 (QQ Yīnyuè)

QQ 音乐 là một trong những nền tảng nghe nhạc trực tuyến phổ biến và lớn nhất tại Trung Quốc, được phát triển bởi công ty Tencent. Với hàng triệu bài hát trong thư viện cùng nhiều tính năng nổi bật như: QQ 音乐 có một thư viện âm nhạc khổng lồ với hàng loạt các thể loại và nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới, người dùng có thể tự tạo playlist nhạc, nghe nhạc với âm thanh chất lượng cao. Ngoài ra, QQ 音乐 thường xuyên tổ chức các sự kiện âm nhạc, concert trực tuyến, giúp người dùng có thể trải nghiệm không gian âm nhạc sống động ngay tại nhà.

Với hàng triệu bài hát trong thư viện và nhiều tính năng tiện ích, QQ 音乐 đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho người yêu âm nhạc, những ai muốn tận hưởng âm nhạc một cách toàn diện, đặc biệt là giới trẻ, không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Taobao (宝: Táobǎo)

Nền tảng cuối cùng mà ChineseHSK muốn giới thiệu đến cho các bạn đó là Taobao – một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc, thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba. Ra mắt từ tháng 5 năm 2003, Taobao đã nhanh chóng trở thành nền tảng mua sắm hàng đầu, thu hút hàng triệu người tiêu dùng và người bán với đa dạng sản phẩm và dịch vụ.

Taobao có thể thu hút hàng triệu người tiêu dùng là bởi các tính năng như: kho hàng khổng lồ với hàng triệu sản phẩm, tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh, đánh giá và bình luận cho sản phẩm, dịch vụ giao hàng nhanh chóng, livestream và tư vấn trực tiếp, cùng hàng loạt các mã giảm giá và ưu đãi, thêm vào đó là các chính sách bảo vệ khách hàng giúp người mua an tâm hơn khi mua sắm.

Taobao là nền tảng lý tưởng cho mọi người, từ người tiêu dùng trẻ yêu thích xu hướng mới đến những người mua sắm gia đình muốn tìm kiếm các sản phẩm cần thiết với giá rẻ. Đặc biệt, những ai yêu thích sự đa dạng, thích khám phá sản phẩm mới, hoặc muốn trải nghiệm mua sắm trực tuyến phong phú thì Taobao sẽ là lựa chọn tuyệt vời.

Các trang mạng xã hội nổi tiếng tại Trung Quốc
Các trang mạng xã hội nổi tiếng tại Trung Quốc

Các mạng xã hội quốc tế bị cấm tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, chính phủ áp dụng các chính sách kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với internet, đặc biệt là các mạng xã hội nước ngoài. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tại sao những mạng xã hội đó lại bị cấm tại Trung Quốc nhé!

Các mạng xã hội quốc tế bị cấm tại Trung Quốc
Các mạng xã hội quốc tế bị cấm tại Trung Quốc

Facebook

Vào năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã ra quyết định chặn nền tảng Facebook tại quốc gia này, người dân Trung Quốc không được phép sử dụng nền tảng dưới mọi hình thức, vì Facebook là một mạng xã hội của Mỹ và mạng xã hội luôn mang nhiều thông tin đa chiều chính vì vậy các nhà chức tránh Trung Quốc không hề muốn người dân tham gia mạng xã hội này để kiểm soát vấn đề an ninh và khả năng lan truyền thông tin không kiểm soát.

Đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ cho phép mạng xã hội lớn nhất thế giới trở lại với người dùng tại Trung Quốc mặc dù người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã nhiều lần đến Trung Quốc, thậm chí từng gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, để “vận động hành lang” nhưng vẫn chưa có được kết quả khả quan.

Instagram

Do thuộc quyền sở hữu của Facebook nên Instagram cũng bị chặn tại Trung Quốc từ tháng 9 năm 2014. Nền tảng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và cập nhật trạng thái mà không có sự kiểm duyệt chặt chẽ. Điều này khiến chính phủ Trung Quốc khó kiểm soát nội dung được chia sẻ, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm như chính trị, nhân quyền, và các quan điểm chỉ trích chính quyền. Do đó chính phủ Trung Quốc đã hạ lệnh cấm cho nền tảng này.

Twitter

Twitter bị cấm ở Trung Quốc từ năm 2009 vì khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng. Twitter thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân của người dùng. Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng dữ liệu của công dân Trung Quốc sẽ bị lưu trữ và phân tích bởi các công ty nước ngoài, và có khả năng bị sử dụng cho các mục đích không minh bạch. Việc cấm các nền tảng này giúp Trung Quốc bảo vệ dữ liệu người dùng, đảm bảo rằng dữ liệu công dân Trung Quốc chỉ được xử lý bởi các công ty trong nước.

Google

Google bị cấm ở Trung Quốc từ năm 2010, chủ yếu do các vấn đề liên quan đến kiểm duyệt thông tin và an ninh quốc gia. Việc cấm Google không chỉ bao gồm công cụ tìm kiếm mà còn cả các dịch vụ khác như Gmail, Google Maps, và YouTube. Các dịch vụ của Google, từ công cụ tìm kiếm đến Gmail và Google Maps, đều thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng. Trung Quốc có những lo ngại rằng dữ liệu của công dân trong nước có thể rơi vào tay của các tổ chức và chính phủ nước ngoài. Để đảm bảo rằng dữ liệu của công dân Trung Quốc được kiểm soát bởi các công ty trong nước và giảm thiểu rủi ro an ninh, Trung Quốc quyết định chặn Google và thay thế bằng các dịch vụ nội địa.

Snapchat

Ứng dụng nhắn tin SnapChat của Mỹ cũng không có cơ hội hoạt động ở quốc gia tỷ dân này. Snapchat bị cấm tại Trung Quốc vì các lý do chính liên quan đến kiểm duyệt nội dung, quyền kiểm soát thông tin và an ninh quốc gia tương tự như Instagram, Facebook hay Twitter.

Kết luận

Nhìn chung thì lý do các mạng xã hội quốc tế này bị cấm tại Trung Quốc cũng tương tự nhau như: chính phủ Trung Quốc muốn kiểm soát thông tin, tính chất, các nội dung trực tuyến nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và an ninh quốc gia, lo lắng về quyền riêng tư và dữ liệu của người dân sẽ bị sử dụng nhằm mục đích xấu. Ngoài ra, việc cấm các mạng xã hội quốc tế tại Trung Quốc không chỉ giúp Trung Quốc kiểm soát thông tin mà còn thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ trong nước, bảo vệ văn hóa địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các nền tảng nội địa phát triển mạnh mẽ.

Trên đây ChineseHSK đã giới thiệu cho bạn “12 trang mạng xã hội nổi tiếng ở Trung Quốc và các mạng xã hội bị cấm tại Trung Quốc”. Hi vọng qua bài viết trên các bạn sẽ tìm được cho mình một nền tảng mạng xã hội phù hợp với nhu cầu của bản thân và có thêm những hiểu biết về đất nước tỷ dân này nha.

Tham khảo thêm Top 10 địa điểm du lịch Trung Quốc bạn nên ghé tham quan để có thêm những hiểu biết thú vị về Trung Quốc.

Tìm hiểu thêm nhiều điều hay ho khác của Trung Quốc tại Khám phá Trung Hoa

0/5 (0 Reviews)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *