Bạn cảm thấy tiếng Trung quá khó? Không tài nào nhớ nỗi mặt chữ và cách viết tiếng Trung? Vậy thì hôm nay hãy cùng ChineseHSK tìm hiểu và học hỏi thêm một số quy tắc viết chữ Hán nhé! Hãy để chúng mình giúp bạn vượt qua nỗi lo lắng này!
8 Nét cơ bản trong tiếng Trung
Nét bút là đơn vị kết cấu nhỏ nhất của chữ Hán. Khi viết chữ, các chấm hoặc đường nét từ khi đặt bút xuống đến khi nhấc bút lên được gọi là nét bút.
Trong tiếng Trung có 8 nét cơ bản đó là: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc.
Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
Nét sổ: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
Nét gập: có một nét gập giữa nét.
Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
Nhớ 8 nét cơ bản này thì tiếng Trung sẽ không khó như bạn nghĩ!
(Hình 2)
7 Quy tắc viết chữ Hán cơ bản nhất
Khi viết chữ Hán, thứ tự đặt bút trước sau gọi là bút thuận. Bút thuận ảnh hưởng nhất định đến tốc độ viết và chất lượng hình dáng của chữ.
Trong quá trình viết, nếu nắm được những quy tắc này, có thể viết nhanh hơn, chuẩn xác và cân xứng hơn. Nhìn chung có 7 quy tắc cơ bản sau:
Ngang trước sổ sau
Khi nét ngang và nét sổ giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc.
Ví dụ: Chữ Thập 十 (shí) – số mười, thì nét ngang sẽ được viết trước sau đó mới đến nét dọc.
Phẩy trước mác sau
Các nét xiên trái (丿) viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau.
Ví dụ: Chữ Nhân 人 (rén) – người. Chữ Bát 八 (bā) – số tám.
Trên trước dưới sau
Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới.
Ví dụ: Chữ Nhị 二 (èr) – số hai, chữ Tam 三 (sān) – số ba. Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới.
Trái trước phải sau
Các nét bên trái viết trước, nét bên phải viết sau.
Ví dụ: Chữ Mai 明 (míng). Thì bộ Nhật 日 (rì) viết trước, bộ Nguyệt 月 (yuè) viết sau.
Ngoài trước trong sau
Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau. Được ví như xây thành bao trước, để cổng vào và tiến hành xây dựng bên trong sau.
Ví dụ: Chữ Nguyệt 月 (yuè). Khung ngoài được viết trước, sau đó viết chữ bên trong.
Giữa trước hai bên sau
Được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không phải các nét giống nhau, các nét giống nhau theo quy tắc Trái trước, phải sau).
Ví dụ: Chữ Nước trong nước chảy 水 (shuǐ). Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.
Trước vào trong sau đóng cửa
Nguyên tắc này được ví như vào nhà trước đóng cửa sau.
Ví dụ: Chữ Quốc trong Quốc gia 国 (guó). Thì khung ngoài được viết trước, sau đó viết đến bộ vương 王 bên trong, nét chấm và cuối cùng là đóng khung lại.
Một số các quy tắc viết chữ hán bổ sung:
Viết từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
Theo quy tắc, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
Ví dụ 1: Chữ Nhất 一 (yī) được viết là một đường nằm ngang, có 1 nét nên viết từ trái qua phải.
Ví dụ 2: Chữ Nhị 二 (èr) có 2 nét, được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ Tam 三 (sān) có 3 nét, được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.
Ngoài ra, quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần.
Ví dụ: Chữ 校 (jiào) có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bên phải của một chữ có nét đóng nằm dưới.
Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ 品 (pǐn) và chữ 星 (xīng).
Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau
Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc.
Ví dụ: Chữ Thập 十 (shí) có 2 nét. Nét ngang được viết trước, rồi đến nét sổ dọc.
Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng
Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng.
Ví dụ: Chữ 聿 (yù) và chữ 弗 (fú).
Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng.
Ví dụ: Chữ 毋 (wú) và chữ 舟 (zhōu).
Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác)
Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau. (Áp dụng cho các nét xiên đối xứng)
Ví dụ: Chữ 文 (wén).
Còn các nét xiên không đối xứng, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
Ví dụ: Chữ 戈 (gē).
Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc
Các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải.
Ví dụ: Chữ 兜 (dōu) và chữ 承 (chéng).
Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần bên trong
Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong, các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng (nếu có)
Ví dụ: Chữ 日 (rì) và chữ 口 (kǒu).
Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy.
Ví dụ: Chữ 同 (tóng) và chữ 月 (yuè).
Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh
Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài.
Ví dụ: Chữ 日 (rì) và chữ 口 (kǒu). Nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét).
Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng.
Ví dụ: Các chữ sau: 道 (dào), 建 (jiàn), 凶 (xiōng).
Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng
Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉 (yù), 求 (qiú), 朮 (shù).
Làm thế nào để viết chữ Hán đẹp?
Muốn viết chữ Hán đẹp trước tiên phải viết đúng, do đó cần phải học thuộc 8 nét cơ bản và 7 quy tắc viết chữ Hán được nêu trên để viết một cách nhanh, gọn và đẹp. Cũng như tiếng mẹ đẻ của chúng ta, muốn viết chữ Hán đẹp cần lưu ý những điều sau:
- Thứ nhất, nên chọn cho mình những chiếc bút mực nước nét đậm và 1 quyển vở luyện viết chữ Hán, hạn chế sử dụng bút bi bởi vì có thể sẽ tạo thành thói quen ngay từ lúc bắt đầu, rất khó sửa đổi.
- Thứ hai, chữ Hán xét về mặt hình thể là loại chữ khối vuông, mỗi chữ là một ô thế nên bạn cần chú ý viết cân đối một chữ trong một ô vuông. Hãy tập trình bày các chữ ít nét, nhiều nét vào trong ô vuông đều nhau. Điều này sẽ là một khó khăn không nhỏ cho người mới bắt đầu học tiếng Trung. Bạn có thể lên mạng tìm những trang web hướng dẫn thứ tự nét bút thuận (tham khảo tại đây) hoặc nhờ sự giúp đỡ của thầy cô.
- Thứ ba, khi viết chữ Hán bạn cần phải thả lỏng tay, không nên cầm quá chặt bút bởi như vậy sẽ làm cho các đường nét, con chữ trông thô cứng, lệch và xấu.
- Thứ tư, tạo cho mình một tư thế viết chữ và cách cầm bút theo quy chuẩn nhất định. Đặt bút nhẹ hoặc nhấn mạnh đậm nhạt tùy theo sở thích và yêu cầu.
Và cuối cùng, muốn viết chữ Hán đẹp chúng ta cần một tâm thế vững vàng cùng với sự siêng năng, chăm chỉ luyện tập thì mới có thể thành công.
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới và tìm ra phương pháp học tiếng Trung riêng cho mình. Hãy cùng ChineseHSK học tốt tiếng Trung nhé!
Xem thêm các bài viết trong chuyên mục Ngữ pháp tiếng Trung
- NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG: LIÊN TỪ TRONG TIẾNG TRUNG tại đây
- CÁC ĐỘNG TỪ LY HỢP THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH DÙNG tại đây