Trung Quốc được biết đến không chỉ là một đất nước rộng lớn hùng mạnh với nền kinh tế phát triển, nền văn hoá đặc sắc, mà còn được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Là đất nước, nền văn hoá được hình thành lâu đời, Trung Quốc không chỉ là nơi tạo ra những phát minh vĩ đại có thể kể đến như giấy, la bàn,…; người Trung Quốc xưa cũng chú trọng việc xây dựng, phát triển hệ thống ngôn ngữ của riêng mình. Trải qua nhiều sự thay đổi, cải tiến, tiếng Trung đã dần hoàn thiện về đường nét, ý nghĩa của từng con chữ và dần trở thành ngôn ngữ có sức hút lớn khiến nhiều người tìm hiểu và học tập.
Ở bài viết này, ChineseHSK sẽ dẫn bạn khám phá, tìm hiểu về cội nguồn của tiếng Trung – “Hán tự”, các giai đoạn hình thành và hoàn thiện; qua đó, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về Hán tự.
汉字概括(Khái quát về chữ Hán)
文字的含义 (Hàm ý của Văn tự)
Hai chữ văn và tự gộp lại chỉ là một danh từ, khi tách ra tính chất của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Theo “Thuyết văn”, “văn” là những đường nét giao nhau, chồng chéo nhau; “tự” chỉ sinh thêm trên cơ sở của văn.
Văn = chữ Hán độc thể: tượng hình 日、月、木 + chỉ sự 末、本
Tự (từ hai thành tố của văn kết hợp với nhau, là hình thức phái sinh của văn ) = chữ hợp thể: hội ý + hình thanh
文字的用处 (Tác dụng văn tự)
Văn tự là hệ thống ký hiệu dùng để ghi chép ngôn ngữ, đây là tính chất chung của mọi loại văn tự. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu thính giác (dựa vào tai để nghe), còn văn tự là hệ thống ký hiệu thị giác (dựa vào mắt để nhìn).
Chữ Hán về cơ bản là một loại văn tự biểu ý.
汉字的定义 (Định nghĩa của Hán tự)
Chữ Hán có lịch sử lâu đời, là loại văn tự có số người sử dụng (chính thức) nhiều nhất trên thế giới. Chữ Hán hiện nay là hệ thống ký hiệu bằng chữ dùng để ghi chép ngôn ngữ của dân tộc Hán, là loại chữ được sử dụng hiện tại của người Hán (cũng là loại chữ được sử dụng sau một quá trình phát triển dài không ngừng biến chuyển).
汉字的创造 (Sự hình thành của Hán tự)
- 第一,汉字由伏羲所造。Chữ Hán do Phục Hy sáng tạo ra.
- 第二,由朱襄所造。Chữ Hán do Chu Tương sáng tạo ra.
- 第三,由苍颉所造。Chữ Hán do Thương Hiệt sáng tạo ra.
Tóm lại, Chữ Hán là do quần chúng lao động sáng tạo ra, họ trong khoảng thời gian dài, không ngừng lao động, sản xuất và đấu tranh, đã khiến chữ Hán từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ thử nghiệm đến trở thành quy ước chung trong xã hội, không ngừng ấp ủ, sáng tạo, lựa chọn để phát triển chữ Hán.
Chữ Hán có 05 đặc điểm sau:
- Chữ Hán có số lượng cực lớn. Chữ thường dùng khoảng 7000, còn lượng chữ Hán lên đến trên 6 vạn. Trong khi đó văn tự Latinh chỉ có 24 chữ cái.
- Chữ Hán có kết cấu phức tạp, cụ thể có 6 nét cơ bản, 25 nét phái sinh và 648 bộ kiện.
- Chữ Hán xét về mặt hình thể là loại chữ khối vuông.
Do kết cấu khối vuông gọn hơn kết cấu tuyến tính, chiếm ít không gian, có thể tiết kiệm được độ dài của văn bản, từ đó tiết kiệm được sức làm việc của mắt, có lợi cho việc đọc. Các nét chữ Hán cấu tạo trên cơ sở nhiều hướng khác nhau, làm ảnh hưởng đến tốc độ viết.
- Chữ Hán về cơ bản là loại chữ biểu ý (ghi ý)
- Chữ Hán mang đặc tính vượt thời gian và không gian. Mọi văn tự đều có 03 yếu tố hình, âm, nghĩa, với chữ phiên âm, chỉ cần ngữ âm thay đổi, hình dạng chữ cũng thay đổi theo. Nhưng chữ Hán tuy âm đọc xưa nay khác nhau, nhưng nghĩa chữ thay đổi không nhiều, hình dạng chữ rất ít biến đổi, cho nên hiện nay chúng ta vẫn có thể dễ dàng hiểu sách cổ. Người hiện tại có thể giao lưu với cổ nhân, như vậy chữ Hán đã vượt qua hạn chế thời gian. Vẫn là một chữ Hán, nhưng phương ngôn mỗi vùng khác nhau khó có thể hiểu nhau, nhưng nếu viết ra, cả hai phía đều có thể hiểu, bao gồm cả những người thuộc thế giới Hán hóa.
汉字造字法(Phương pháp tạo chữ của chữ Hán)
Chữ Hán là hệ thống chữ viết tuy số lượng nhiều, hình thể phức tạp, nhưng được tổ chức nghiêm mật, mang đậm tính quy luật. Cách tạo chữ truyền thống thông thường gồm bốn loại tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh. Xét từ khía cạnh số lượng, chữ tượng hình, chỉ sự tương đối ít, chữ hội ý, hình thanh nhiều, chiếm trên 90% tổng số lượng chữ Hán.
象形造字法 (Tượng hình)
Tức vẽ ra hình thể của vật thực, nét bút cong gẫy, biến hóa tùy theo hình dạng của sự vật.
- 第一,Vẽ toàn bộ hình dạng của vật thực. 如木、艸、水、目、人、日、月、山、火、马、鸟等
- 第二,如羊、牛、车等。Tức vẽ một phần theo bộ phận đặc trưng nhất của vật thực, dùng bộ phận để chỉ tổng thể.
- 第三,例如牢、 洲、果、瓜、囿等。Vẽ ra vật thực và bộ phận khác liên quan với nó.
指事造字法 (Chỉ sự)
Tức dùng ký hiệu mang tính tượng trưng để biểu thị ý nghĩa của chữ.
- 第一,例如二、三、四、五、八等。Tức dùng thuần túy ký hiệu để tổ hợp thành chữ, dùng để biểu đạt con số hoặc những sự vật tương đối trừu tượng.
- 第二,例如上、下、本、末、甘、寸、刃、亦等。Tức trên cơ sở chữ tượng hình thêm vào một ký hiệu để biểu đạt ý nghĩa.
会意造字法 (Hội ý)
Tức kết hợp hai hoặc trên hai chữ có sẵn để tạo thành chữ mới, những chữ mới thường có quan hệ nhất định về mặt ý nghĩa với những chữ trong thành phần cấu thành.
- 第一,同体会意 Hội ý đồng thể。Là chữ hội ý được tạo bởi hai hay nhiều chữ tượng hình đồng dạng, 比如 “众” 字,“三人为众”,biểu thị ý nghĩa “nhiều người”。森。惢,淼,……
- 第二,异体会意 Hội ý dị thể。Là chữ hội ý được tạo bởi hai hay nhiều chữ tượng hình khác nhau, chiếm số lượng lớn nhất trong loại chữ hội ý比如莫,休,…
形声造字法 (Hình thanh)
Tức dùng một chữ biểu âm, một chữ biểu ý kết hợp với nhau để tạo thành chữ mới.
- 第一,左形右声 trái hình phải thanh。如撕、忆、呼、泥、烤、虾、猫等。
- 第二,右形左声 phải hình trái thanh。如放、歌、瓶、刚等。
- 第三,上形下声 trên hình dưới thanh。如茗、菜、究、岗、雾、笼等。
- 第四,下形上声 dưới hình trên thanh。如熬、烫、臂、璧、瓷、慈、惑、煎等。
- 第五,内形外声 trong hình ngoài thanh。如闷、问、闻等。
- 第六,外形内声 ngoài hình trong thanh。如圆、阔、固、围等。
Phương pháp tạo chữ “Lục thư” thường được nói đến chính là Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh, Chuyển chú, Giả tá. Tuy nhiên trên thực tế, Chuyển chú và Giả tá thường được xem là “phương pháp dùng từ”, còn 4 phương pháp còn lại mới là “phương pháp tạo chữ”.
转注 (Chuyển chú)
Tức dùng hai chữ có âm gần giống nhau và có nghĩa giống nhau để giải thích, thay thế cho nhau. Đây thuộc vấn đề sử dụng chữ Hán, không phải trực tiếp tạo ra chữ mới.
- 芬、芳:Hai từ này đều biểu thị “mùi hương”, có thể sử dụng tương đương
- 江、河:Hai từ này đều biểu thị “ dòng sông”, có thể thay thế lẫn nhau
- 迅、速:Hai từ này đều chỉ tốc độ “nhanh”, có thể sử dụng tương đương
假借 (Giả tá)
Cách này không tạo chữ mới, chỉ mượn dùng âm đọc của chữ có sẵn để ghi chép chữ mới. Giả tá chủ yếu dựa vào thanh âm giống hoặc tương tự nhau, hoàn toàn không liên quan đến nghĩa của chữ cũ.
- 长:vốn chỉ ý nghĩa “dài” trong “dài ngắn”,sau này còn được sử dụng thêm với ý nghĩa “cả, trưởng, sinh trưởng”, đọc là “zhǎng” như 生长、部长… 。
Sự ra đời của chữ giả tá đã phá vỡ tính biểu ý của chữ Hán, điều này có ảnh hưởng lớn đến việc đời sau dùng âm giống nhau để thay thế (tạo chữ mới), khiến số lượng chữ Hán giảm đi đáng kể.
Bài tập:用“六书”来分析以下汉字的造字法:Phán đoán 4 cách tạo chữ:
鱼、鹿、衣、米、水、山、我、它、酒、九、来、自、成、休、想、血、年、从、嫁、娶、惊、泪、祝、问、泪、森、拜、掰、至、苗、折、男、盛、草、心、凸、凹、宝、饭、喝、奶、澡。
汉字形体的演变 (Diễn biến hình thể chữ Hán)
Hình thể của chữ Hán từ cổ đến nay, nhìn chung trải qua ba giai đoạn biến hoá: đồ hoạ hoá → đường nét hoá→nét bút hoá. Nhìn từ diễn biến của hình thể chữ Hán, có thể phân thành hai giai đoạn: văn tự cổ và văn tự cận đại. Trong lịch sử chữ Hán, từng xuất hiện nhiều kiểu chữ với hình dạng khác nhau, như Giáp cốt văn, Kim văn, Trứu văn (Đại triện), Tiểu triện, gọi chung là văn tự cổ; chữ Lệ, chữ Thảo, chữ Khải, chữ Hành, gọi là văn tự cận đại.
甲骨文 (Giáp cốt văn)
Tư liệu chữ Hán sớm nhất có hệ thống hiện còn là văn tự Giáp cốt. Sở dĩ gọi là Giáp cốt là vì nó được khắc trên mai rùa và xương thú ở thời Thương Ân. Văn tự Giáp cốt được phát hiện sớm nhất vào năm 1899, do công lao của Vương Ý Vinh, một vị học quan thời Thanh. Số lượng chữ hiện đã đọc được là 3500 chữ.Giáp cốt văn có 3 đặc điểm: hình thể không cố định, nét bút nhiều ít không giống nhau, cách viết lúc thuận lúc ngược; cách thức trình bày không thống nhất, có thể từ trái qua phải, cũng có thể từ phải qua trái, khó khăn cho việc đọc; nét chữ mảnh cứng, nhiều nét vuông, ít nét tròn do dùng dao nhọn khắc.
金文 (Kim văn)
Kim văn chỉ văn tự chạm khắc trên đồ đồng. Người xưa gọi đồng là “cát kim”, cho nên gọi loại văn tự này là kim văn; lại do chung, đỉnh là hai khí cụ nổi tiếng nhất trong đồ đồng, cho nên có có tên gọi chung đỉnh văn. Kim văn đơn giản hơn Giáp cốt văn về mặt kết cấu, chúng có 3 đặc điểm: nét cong nhiều, đường nét thô mà tự nhiên, hình thể chữ phát triển theo hướng cân xứng; hình dạng chữ to đậm chất phác; hình thể chữ không cố định, thường 01 chữ có nhiều cách viết khác nhau.
篆书 (Triện thư)
Triện chỉ loại chữ dùng cho quan lại.Chữ Triện gồm 2 loại:
大篆 (Đại Triện)
Đại Triện còn gọi Thạch cốt văn. Đại Triện có 4 đặc điểm: Đường nét hóa đạt đến mức hoàn chỉnh, đường nét cân bằng, uyển chuyển; kết cấu khá gọn gàng, ngăn nắp, đặc cơ sở cho kiểu chữ khối vuông; ít chữ dị thể; nét chữ còn khá nhiều, không thuận lợi cho việc viết.
小篆 (Tiểu Triện)
Tiểu Triện là do Đại Triện lược bớt hoặc thay đổi nét chữ mà thành. Đại Triện biến thành thành Tiểu Triện thông qua 03 hình thức: hình biến, ngụy biến và tỉnh biến. Thực tế này phù hợp với quy luật phát triển từ phức tạp đến đơn giản của chữ Hán.
隶书 (Chữ Lệ)
Đầu đời Tần, nhà quan đều dùng Tiểu Triện, nhưng dân gian chủ yếu dùng chữ “Thảo Triện”. Đặc điểm của Thảo Triện: thế bút thẳng dần, nét bút ngày càng giản lược, việc viết chữ khá thuận lợi. Chữ Lệ do chữ Thảo Triện diễn biến mà thành. Nhưng có người cho rằng do Trình Mạo sáng tạo, điều này khó có thể chấp nhận. Chữ Lệ khởi từ triều Tần, thịnh hành ở đời Hán, cho nên chữ Lệ còn gọi Hán Lệ. Trải qua hơn 200 năm thời Tây Hán, đến Đông Hán loại chữ này mới chính thức hoàn thiện. Với thể chữ này, diện mạo tượng hình biến mất, khiến văn tự hoàn toàn mất đi đặc tính hình vẽ, đồng thời trở thành công cụ giao tiếp mang tính ký hiệu thuần túy. So sánh với chữ Tiểu Triện, về mặt hình dạng, chữ Lệ biến từ dạng tròn sang dạng vuông, về mặt đường nét biến nét cong thành nét thẳng, số nét chữ cũng bị lược bỏ bớt. Quá trình thay đổi này được gọi là “Lệ biến”, đây là bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử phát triển chữ Hán, là vách ngăn phân tách hai giai đoạn văn tự cổ và cận đại.
楷书 (Chữ Khải)
Còn gọi chữ Chân hoặc Chính thư, cũng gọi là “Kim Lệ”, là thể chữ thông hành hiện nay. Khải chỉ khuôn thước, mô phạm. Chữ Khải phát triển trên cơ sở chữ Lệ. Đặc điểm chung của chữ Khải là nét bút bằng thẳng, kết cấu vuông vắn, thuận lợi khi viết. Xét về mặt hình thể nét bút, có thể khái quát với nguyên tắc “8 phép viết chữ Vĩnh”. Chữ Khải manh nha từ thời Tây Hán, thành thục cuối thời Đông Hán, phát triển mạnh sau thời Ngụy Tấn, cho đến tận ngày nay, chữ Khải vẫn là thể chữ chuẩn mực trong tất cả các thể chữ Hán.
草书 (Chữ Thảo)
Nhìn chung tất cả các thể chữ Hán đều có cách viết tháo (láu). Đến đời Hán, chữ viết tháo được xem là một thể riêng biệt (chữ Thảo), chứng tỏ nó đã phát triển thành một loại chữ mang đặc sắc riêng.
Chữ Thảo gồm 3 loại: Chương Thảo, Kim Thảo và Cuồng Thảo.
Chữ Thảo phá vỡ hình dạng khối vuông và hệ thống kết cấu của chữ Hán, phá vỡ lối viết khởi nét bút từ mọi phía và không ngừng nhấc lên đặt xuống của chữ Khải, nhưng nhược điểm chính của lối chữ này là giản lược quá nhiều, khó nhận mặt chữ, cho nên tính thực dụng không cao, chủ yếu chỉ dùng trong nghệ thuật thư pháp.
行书 (Chữ Hành)
Là thể chữ trung gian giữa Kim Thảo và chữ Khải, có thể nói là Thảo hóa của chữ Khải và Khải hóa của chữ Thảo. Chữ Hành xuất hiện vào cuối thời Đông Hán, giai đoạn thịnh thành của chữ Thảo và chữ Khải. Nó có hai đặc điểm chính: gần với chữ Khải nhưng không quá câu thúc, gần với chữ Thảo nhưng không phóng túng; nét bút liên tục nhưng các chữ độc lập nhau, dễ nhận diện mặt chữ, không giống như chữ Thảo không thể nhận diện mặt chữ. Chữ Hành mang ưu điểm của chữ Khải, hình dạng chữ dễ nhận biết mà việc viết chữ cũng thuận lợi. Cho nên loại chữ này cũng được xem trọng như chữ Khải.
Từ thời Ngụy Tấn về sau, không chỉ văn nhân sử dụng khi viết thư, mà phạm vi sử dụng của nó cũng ngày càng rộng. Ngày nay, viết thư, ghi chép sổ sách, sao chép văn kiện giấy tờ, viết nhật ký… đều dùng chữ Hành, có thể thấy rõ, tính thực dụng của chữ Hành không kém gì chữ Khải.
Từ lịch sử diễn biến về hình thể của chữ Hán được nêu trên đây, có thể thấy rõ xu hướng chính của chữ Hán là không ngừng giản hóa. Từ chữ Giáp cốt, Kim văn phát triển đến chữ Tiểu triện là một quá trình giản hóa; Tiểu triện lại giản hóa thành chữ Lệ, chữ Lệ lại giản hoán thành chữ Thảo và chữ Khải, chữ Khải lại giản hóa thành chữ Hành.
Chữ Thảo hiểu theo nghĩa rộng tức sự giản hóa của các loại chữ viết khác nhau. Quá trình không ngừng chuyển hóa này chính là xu hướng chính (chủ lưu, sợi chỉ đỏ) trong lịch sử phát triển của chữ Hán.
Giản hóa bao gồm hai khía cạnh: một là tinh giản chữ Hán, đào thải chữ dị thể (tục thể), hai là giản lược số nét chữ, biến phồn tạp thành giản lược. Quá trình diễn biến của chữ Hán về mặt hình thể thường chậm và tiệm tiến từng bước một.
Hình thể chữ Hán hiện đại có thể phân thành hai hệ thống: chữ viết tay linh hoạt, đa dạng, dễ thể hiện phong cách cá nhân; chữ ấn loát rõ ràng, chuẩn mực, mang tính quy phạm cao.
- 手写体:chữ viết tay Gồm chữ Khải, Thảo và Hành.
- 印刷体:chữ ấn loát (in) Chỉ hình thức ấn loát của văn tự, chủ yếu gồm thể Tống, thể Phỏng Tống, chữ Khải và chữ Đen.
- 宋体 (thể chữ Tống) Còn gọi Lão Tống thể. Nét chữ nghiêm cẩn, ngang mảnh dọc thô, kết cấu nghiêm mật, hình dạng chữ vuông vắn, thường dùng cho phần chính văn của sách báo.
- 仿宋体 (thể chữ phỏng Tống): Dùng kết cấu của thể Tống và bút phát của chữ Khải, bút phát to nhỏ nhất trí, kết cấu cân xứng, hình dạng chữ thanh tú; thường dùng trong những trường hợp đặc biệt, như chình văn của thơ từ, lời trích dẫn trong các bài viết, lời tựa bạt trong sách, lời chú thích tranh vẽ, biểu đồ…
- 楷体 (chữ Khải): Còn gọi hoạt thể, nét bút dày tròn, ngòi bút linh hoạt, kết cấu chuẩn mực, hình dạng chữ đẹp đẽ. Chữ này thường dùng in ấn các tài liệu đọc mang tính cập nhật tri thức phổ thông, các sách giáo khoa bậc tiểu học, trung học và sách truyện dành cho thiếu nhi.
- 黑体 (thể chữ đen): Còn gọi chữ thô, chữ đầu vuông, nét chữ thô nặng, ngang bằng dọc thẳng, nét bút thống nhất, hình dạng tràn đầy. Chữ này thường dùng cho tiêu đề, biểu ngữ, quảng cáo hoặc những chỗ nhấn mạnh trong các bài viết.
汉字的形体结构 (Kết cấu hình thể chữ Hán)
笔画 (Nét bút)
Là đơn vị kết cấu nhỏ nhất của chữ Hán. Khi viết chữ, các chấm hoặc đường nét được lưu lại trong khoảng khắc từ khi đặt bút xuống đến khi nhấc bút lên được gọi là nét bút. Nét cơ bản của chữ Hán gồm 6 loại: chấm (điểm), ngang (hoành), sổ (thụ), phẩy (phiệt), xốc (đề) và mác (nại).
Nét chữ phân thành hai loại: nét cơ bản và nét phái sinh. Trong quá trình viết, hướng nét chữ trước sau không đổi gọi là nét cơ bản, ngược lại là nét phái sinh.
笔顺 (Bút thuận)
Khi viết chữ Hán, thứ tự đặt bút trước sau gọi là bút thuận. Bút thuận là kết quả từ việc tổng kết kinh nghiệm của quá trình dài viết chữ Hán của người Hán. Trong quá trình viết, nếu nắm được những quy tắc này, có thể viết nhan hơn, chuẩn xác và cân xứng hơn. Nhìn chung có 7 quy tắc cơ bản sau:
- 先横后竖 ngang trước xổ sau(十)
- 先撇后捺 phẩy trước mác sau(人)
- 先上后下 trên trước dưới sau(二)
- 先左后右 trái trước phải sau(川)
- 先外后内 ngoài trước trong sau(月)
- 先中间后两边 giữa trước hai bên sau(小)
- 先进去后关门 trước vào trong sau đóng cửa(国)
笔画还有一些补充规则:Một số quy tắc bổ sung:
- 点在上部或左上,先写点: Chấm ở trên hoặc phía trên góc trái, viết chấm trước:衣、立、为等。
- 点在右上或在字里,后写点: Chấm ở phía trên góc phải hoặc bên trong chữ, viết chấm sau:发、瓦、我等。
- 右上和左上包围结构的字,先外后里: Chữ có kết cấu bao phần trên bên phải và phần trên bên trái, viết ngoài trước trong sau:厅、座、屋、庆、勺等。
- 左下包围结构的字,先里后外: Chữ có kết cấu bao bên trái và bên dưới, viết trong trước ngoài sau:远、建、廷等。
- 左下右包围结构的字,先里后外: Chữ có kết cấu bao ba mặt trái dưới phải, viết trong trước ngoài sau:凶、画等。
- 左上右包围结构的字,先外后里: Chữ có kết cấu bao ba mặt trái trên phải, viết ngoài trước trong sau:同、用、风等。
- 上左下包围结构的字,先上后里再左下: Chữ có kết cấu bao trên trái dưới, viết trên trước kế đến trong cuối cùng viết trái và dưới: 医、巨、匠、区等。
整字 (Chỉnh tự – chữ hoàn chỉnh)
Kết cấu chữ Hán phân thành hai loại, đó là chữ độc thể và chữ hợp thể.
独体字 (Chữ độc thể)
例如“丸”、“串”、“东”、“夷”、“事”、“重”。Chữ độc thể là chữ là những chữ Hán không thể phân xuất thành các bộ kiện nhỏ hơn. Một số chữ Hán khá phức tạp, số nét khá nhiều, nhưng không thể phân xuất nên vẫn gọi là chữ độc thể.
合体字 (Chữ hợp thể)
例如“的”、“合”、 “赤”、“晶”、“翼”等。Chữ hợp thể là chữ do hai hay nhiều bộ kiện tạo thành.
Trong chữ Hán hiện đại, chữ tượng hình, chỉ sự thuộc loại độc thể, chỉ chiếm 3% đến 5% với khoảng trên dưới 300 chữ, nhưng nó là cơ sở để tạo thành chữ Hán; còn chữ hình thanh và hội ý thuộc loại hợp thể.
Mô thức kết cấu của chữ hợp thể gồm 12 tiểu loại:
- 左右结构: kết cấu trái phải,如找、明、时、球等。
- 左中右结构: kết cấu trái giữa phải,如彻、班、批、滩等。
- 上下结构: trên dưới,如员、罗、要、声等。
- 上中下结构: trên giữa dưới, 如案、意、莫、衷等。
- 全包围结构: bao toàn bộ,如因、圆、固、圈等。
- 上三包围结构: bao 3 mặt trên,如同、风、闹、用等。
- 下三包围结构: bao 3 mặt dưới,如凶、幽、击、画等。
- 左三包围结构: bao 3 mặt trái,如巨、匹、区、医等。
- 上左包围结构: bao trên và trái,如屋、病、厌、房等。
- 上右包围结构: bao trên và phải,如司、可、习、匀等。
- 下左包围结构: bao dưới và trái,如赵、旭、建、进等。
- 品字结构: kết cấu chữ phẩm,如森、品、磊、淼、犇等。
练习一:分析以下汉字的结构、构字法:Phân tích kết cấu chữ Hán:
鱼、鹿、衣、米、水、山、我、它、酒、九、来、自、成、休、想、血、年、从、嫁、娶、惊、泪、祝、问、泪、森、拜、掰、至、苗、折、男、盛、草、心、凸、凹、宝、饭、喝、奶、澡、回、凶、闪。
Trên đây là sơ lược những đặc điểm, diễn biến hình thành và phát triển của Hán tự, ChineseHSK hi vọng rằng bài viết sẽ đem lại cho bạn một nguồn kiến thức bổ ích.
Xem thêm nhiều bài viết thú vị khác tại chuyên mục Khám phá Trung Hoa:
- Tìm hiểu thêm về Đôn Hoàng – một địa điểm thú vị ở Trung Quốc tại đây.
Tham khảo thêm về Hán tự tại đây